Tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2017

KẾT QUẢ THỰC
HIỆN 9 THÁNG NĂM 2017 VỀ “CHƯƠNG TRÌNH GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”

I. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, Sở Tài nguyên
và Môi trường đã ban hành 07 Quyết định về Kế hoạch triển khai thực
hiện 07 Chương trình đột phá của thành phố.

Đối với Chương trình giảm ô nhiễm môi
trường, Đảng ủy Sở Tài
nguyên và Môi trường lãnh đạo, chỉ đạo ban hành Nghị quyết số
58-NQ/ĐU ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Đảng ủy Sở lãnh đạo thực hiện các chương
trình đột phá của thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành
phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020; Lãnh đạo Sở đã quán triệt Nghị quyết
đến toàn thể công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường và
ban hành Quyết định số 288/QĐ-STNMT-CCBVMT ngày 03 tháng 2 năm 2017 về ban
hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về
Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 của Sở Tài nguyên và
Môi trường.

Đến
nay, hầu hết
Sở ngành và Ủy ban nhân dân
các quận/huyện, đặc biệt là các đơn vị Sở ngành
chịu trách nhiệm chủ trì triển khai các mục tiêu, giải pháp, chương trình, đề
án dự án ưu tiên
đã xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp, chương trình/đề
án của Chương trình đề ra; cũng như đã đề xuất lãnh đạo, cá nhân chịu trách
nhiệm chính, làm đầu mối liên lạc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả triển
khai thực hiện cho Tổ Công tác thực hiện Chương trình của Sở Tài nguyên và Môi
trường.

II.
Tiến độ triển khai các chỉ tiêu.

II.1 Giảm ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải.

1. 100%
nước thải bệnh viện:

Hiện chỉ tiêu này đạt so với
mục tiêu đề ra. Trong thời gian tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường
sẽ phối hợp với Sở Y tế tiếp tục giám sát việc thu gom xử lý nước thải
của các bệnh viện, phòng khám trên; đồng thời kiểm tra, rà soát để xác
định, phân loại những cơ sở có phát sinh nước thải và không phát sinh
nước thải các cơ sở có quy mô nhỏ đối với 219 phòng khám Bác sĩ gia
đình; 5.663 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đã được cấp phép hoạt động.

2. 100%
nước thải các cơ sở công nghiệp được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Hiện chỉ tiêu này chưa đạt so
với mục tiêu đề ra.
Trong 6 tháng cuối năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp
với Ủy ban nhân dân 24 quận/huyện để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các
đơn vị thực hiện.

3. 100%
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có chủ đầu tư
cơ sở hạ tầng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc
nước thải tự động có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý nhà nước trong
lĩnh vực môi trường để kiểm tra, giám sát.

Hiện chỉ tiêu này chưa đạt so
với mục tiêu đề ra.
Trong 6 tháng cuối năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối
hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất, công nghiệp; cụm công nghiệp
để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện.

4. 80%
tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập
trung đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

Chỉ tiêu này gắn với Chương
trình đột phá về giảm ngập nước
ứng phó biến đổi
khí hậu, nước biển dâng giai đoạn 2016-2020
.

Hiện chỉ tiêu này chưa đạt so với mục tiêu đề
ra. Nguyên nhân chưa đạt: Do
đến nay các hệ thống XLNT đô thị tập trung vẫn chưa hoàn thành.

Theo báo cáo của Trung tâm Điều hành
Chương trình chống ngập nước, thì trong giai đoạn 2016-2018 thành phố sẽ triển
khai 03 nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 nâng công suất từ
141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày, nhà máy xử lý nước
thải Tham Lương Bến Cát công suất 131.000 m3/ngày, nhà máy xử lý
nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè công suất 480.000 m3/ngày; giai
đoạn 2019-2020 sẽ xây dựng 04 nhà máy là nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn
công suất 150.000 m3/ngày, nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa Lò Gốm
công suất 300.000 m3/ngày, nhà máy xử lý nước thải Bình Tân (Bình
Hưng Hòa) công suất 180.000 m3/ngày, nhà máy xử lý nước thải Bắc
Sài Gòn 1 công suất từ 170.000 m3/ngày)
.

Hiện Trung tâm Điều hành chương trình
chống ngập nước đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể
hệ thống thoát nước thành phố; triển khai thi công Dự án Tàu Hủ-Bến
Nghé-kênh Đôi-kênh Tẻ; tổ chức đấu thầu thi công nhà máy Tham Lương –
Bến Cát.

5. Giảm
70% ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải.

Chỉ tiêu này gắn với Chương trình đột phá về giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020

Giảm 70% ô nhiễm không khí do hoạt động giao
thông vận tải là giảm 70% tải lượng ô nhiễm không khí tăng thêm của các hoạt
động giao thông vận tải nếu không có giải pháp giảm thiểu phù hợp như chuyển đổi nhiên liệu, giảm lượng xe cá nhân lưu
thông, phát triển phương tiện giao thông công cộng…

Chỉ tiêu này hiện nay chưa
đạt so với mục tiêu đề ra. Khó khăn h
iện nay là chưa đánh giá định lượng được chỉ
tiêu này do việc đánh giá tỷ lệ % tải lượng ô nhiễm giảm được đòi hỏi phải
triển khai đề án đánh giá lượng xe lưu thông các loại trên đường, đo đạc mức độ
phát thải của từng loại xe, xây dựng tải lượng phát thải thì mới có thể so
sánh. Do đó dự kiến sẽ triển khai đánh giá kết quả 02 lần trong suốt quá trình
2016 -2020 là vào quý 3/2017 và quý 4/2020. Trong thời gian này, sẽ sử dụng kết
quả tại 12 điểm quan trắc không khí giao thông để đánh giá sơ bộ kết quả đạt
được. Kết quả quan trắc cho thấy có sự tăng giảm không đồng nhất giữa
các vị trí.

6. 90%
nguồn khí thải công nghiệp được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Nguồn phát thải đạt
chuẩn cho phép hoặc có
hệ thống xử lý
khí thải có công nghệ phù hợp, đảm bảo khí thải sau xử lý
đạt chuẩn.

Hiện nay thành phố, ngoài khu chế xuất-công nghiệp
có 431 nguồn thải, trong đó có
hệ thống xử
khí
thải là 213 nguồn thải
. Trong khu chế xuất-công nghiệp có
300 nguồn thải, 100% nguồn thải trong khu chế xuất-công nghiệp đã có
hệ thống xử lý khí thải. Như vậy hiện có khoảng 70%
nguồn khí thải công nghiệp được xử lý và
chỉ tiêu này chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Trong 6 tháng cuối năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân
24 quận/huyện để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện.

II.2 Giảm ô nhiễm môi
trường
do chất thải rắn đô thị, chất thải nguy hại, chất
thải y tế

1.
100%
tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế được
lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường; áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (tái chế, làm
phân compost và đốt) 40% và chôn lấp hợp vệ sinh 60% trên tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt:

a) 100% tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt
được lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng đảm
bảo tiêu chuẩn môi trường”

b) “100% tổng lượng
chất thải nguy hại
được
lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường”

c) “100% tổng lượng
chất thải rắn y tế
được
lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và tái sử dụng đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường”

d) “Áp
dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (tái chế, làm phân compost và đốt)
40% và chôn lấp hợp vệ sinh 60% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt”

2.
100%
số bãi chôn lấp chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hợp vệ sinh:
Sở TNMT

3.
Giảm
65% khối lượng túi ni-lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm
thương mại và giảm 50% khối lượng túi ni-lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ
dân sinh so với năm 2010; Thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi
ni-lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

II.3 Cải tạo, phục
hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; cải thiện điều kiện sống của nhân dân.

1.
Giảm
thiểu 90% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt.

2.
100%
hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch:

3.
100%
xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí về vệ sinh môi trường:

II.4 Khai thác,
sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó
biến đổi khí hậu.

1.
Tỷ
lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán trên 40%

2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng
theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 1,74% tổng
công suất tiêu thụ trên toàn thành phố.

3.
Nâng
cao trách nhiệm cộng đồng và năng lực cho cán bộ quản lý: đảm bảo trên 80% cộng
đồng dân cư tại các xã – phường thuộc vùng dễ bị tổn thương, thường xuyên bị
thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và 100% công chức, viên chức thành
phố có hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ
thiên tai.

4.
100%
hộ gia đình hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích nghi, sống chung với biến
đổi khí hậu.

III.
Kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp.

III.1 Tuyên truyền, vận động
nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tổ chức, doanh
nghiệp và nhân dân.

a)
Sở
Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các giải pháp sau:

Triển khai Chương trình liên tịch bảo vệ môi trường phục vụ phát triển
bền vững với các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban Mặt
trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội.

· Tổ chức Hội nghị tổng kết các Chương trình liên tịch
giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố
và các tổ chức thành viên (chương trình Liên tịch) vào ngày 14/12/2016. Chuẩn
bị nội dung và ký kết kế hoạch Liên tịch giai đoạn 2017-2020 vào tháng
4/2017.

· Đã dự thảo kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt
động liên tịch phối hợp với từng tổ chức đoàn thể và tổ chức tôn giáo, dự
kiến sẽ ban hành trong tháng 4/2017.

· Chuẩn bị các nội dung tập huấn cho hội viên các đoàn
thể và cộng đồng dân cư.

Triển khai Chương trình tổ chức các sự kiện
BVMT thường niên cấp thành phố, Giải thưởng môi trường thành phố.

·
Tổ
chức khảo sát sơ bộ và lập phương án triển khai các chương trình sự kiện môi
trường thường niên: Ngày Môi trường thế giới vào ngày 5/6/2017, Ngày hội bảo
vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo vào ngày 11/6/2017, Mô hình quản lý
môi trường dựa vào cộng đồng tại xã đảo Thạnh An – huyện Cần Giờ, Chiến dịch Làm
cho thế giới sạch hơn vào ngày 17/9/2017, hội thi Nhà Nông chung tay bảo vệ
môi trường và xây dựng Nông thôn mới.

·
Triển
khai Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Tổ chức lễ trao
Giải vào ngày 28/12/2016, trao cho 04 cá nhân và 38 tập thể đã có thành tích
xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường.

·
Tiếp
nhận, sàng lọc và đề cử các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo
vệ môi trường tham gia Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2017 do Bộ Tài nguyên và
Môi trường tổ chức.

Triển
khai Chương trình xây dựng chuyên mục về tuyên truyền về bảo vệ môi trường
phát sóng trên đài truyền hình, đài phát thanh

·
Các
chương trình trên sóng đài truyền hình: thưc hiện Trailer 30 giây Hướng dẫn
phân loại chất thải rắn tại nguồn tại hộ gia đình; xây dựng và phát sóng 03
phóng sự về phân loại chất thải rắn tại nguồn (Phóng sự về việc triển khai
PLCTRTN tại học đường, Phóng sự giới thiệu chung về đặc thù của một số Quận
thực hiện Chương trình và các bước triển khai Chương trình thí điểm PLCTRTN,
phóng sự giới thiệu về Chương trình PLCTRTN ở TP.HCM với những điểm mới trong
năm 2016).

·
Các
chương trình trên Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM: thực hiện chương trình Sài Gòn
buổi sáng (FM 99,9MHz) 4 lần/tuần; Chương trình phát thanh Môi trường và cuộc sống
trên sóng AM: 1 lần/tuần.

·
Chuyên
trang chuyên mục trên báo: Chuyên trang về phân loại chất thải rắn tại nguồn,
Chuyên trang thích ứng với BĐKH, Bản tin của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH, Trang Chuyên đề Báo Pháp luật 45 lần/năm, Trang
“Tài nguyên – Môi trường và Cuộc sống” Báo Tài nguyên và Môi trường 1 lần/tuần,
Trang “Môi trường” Báo Sài gòn Giải phóng 1 lần/tuần, trang chuyên đề Báo Thanh
Niên 3 lần/ tháng.

Triển
khai Chương trình tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển đảo

·
Tổ
chức 03 đợt tập huấn triển khai Nghị định số 155/2016 /NĐ-CP về quy định xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho 600 cán bộ công chức
ngành tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố (vào ngày 21
và 22/02/2017). Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Ủy ban
nhân dân quận Gò Vấp, Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh tổ chức tập huấn
triển khai quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Triển khai Chương trình tuyên truyền Giảm sử
dụng túi ni-lông trên địa bàn thành phố

·
Chuẩn
bị nội dung tuyên truyền về giảm sử dụng túi nilông cho cán bộ, hội viên các
đoàn thể liên tịch và người dân.

Triển
khai Chương trình Ngày hội tái chế chất thải

·
Ban
hành Kế hoạch số 757/KH-STNMT- QBVMT ngày 20/01/2017 về triển khai thực hiện
Ngày hội tái chế chất thải;

·
Xây
dựng nội dung tài liệu tuyên truyền, quảng bá Ngày hội tái chế chất thải;

·
Vận
động doanh nghiệp, đơn vị tài trợ, hỗ
trợ và tham gia gian hàng trong Ngày hội tái chế chất thải …; cho đến nay
có 03 doanh nghiệp tài trợ chính cho chương trình (Công ty Nước giải khát
Suntory PepsiCo Việt Nam, Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam, Công ty R.L.G Việt
Nam đại diện chương trình Việt Nam Tái Chế) và 10 đơn vị tham gia gia hàng tại
Ngày hội tái chế chất thải;

·
Chuẩn
bị hồ sơ về đề xuất khen thưởng các tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực cho
Ngày hội Tái chế chất thải giai đoạn 10 năm;

·
Triển
khai các hoạt động hưởng ứng Ngày hội Tái chế chất thải lần 10 – năm 2017 đến
quận huyện; Tuyển Tình nguyện viên Ngày hội.

·

Kế hoạch số 2204/KHLS-STNMT-SGDĐT ngày 09/3/2017 liên Sở giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài
nguyên và Môi trường về phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày hội Tái
chế chất thải lần 10 – năm 2017;

·
Ban
hành Kế hoạch số 2037/KH-STNMT-QBVMT ngày 06/3/201 tổ chức Hội thi” “Công dân
vì Thành phố Xanh cấp thành phố, xây dựng thể lệ và phát động cuộc thi “Sức
sống mới từ phế thải”, “Nét đẹp 3T”;

·
Làm
việc với Sở Văn hóa và Thể thao về xin giấy phép treo băng rôn tuyên truyền cổ
động cho Ngày hội;

·
Chuẩn
bị nội dung và xây dựng phương án triển lãm hình ảnh của Ngày hội Tái chế chất
thải giai đoạn 10 năm.


Triển khai Chương trình Tuần thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình: Triển khai hàng năm qua Ngày hội tái chế chất
thải; đang lập Kế hoạch để triển khai trong năm 2017.


Thực hiện tuyên truyền về phân loại chất thải
rắn tại nguồn trên sóng đài truyền hình
: thực hiện Trailer 30 giây; xây dựng và phát sóng 03
phóng sự về phân loại CTRSH tại nguồn (Phóng sự về triển khai phân loại CTRSH tại
học đường, phóng sự giới thiệu chung về đặc thù của một số quận thực hiện thí
điểm phân loại CTRSH tại nguồn, phóng sự giới thiệu về Chương trình phân loại
CTRSH tại nguồn ở Tp.
HCM với những điểm mới
trong năm 2016.


Chuẩn
bị nội dung tuyên truyền giảm sử dụng túi ni-lông trên địa bàn thành phố
:
xây dựng nội dung tuyên truyền để cung cấp cho các quận, huyện tổ chức tuyên
truyền, vận động người dân, hộ gia đình trong việc giảm sử dụng túi ni-lông.

III.2
Nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường

a) Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các giải pháp sau:


Đã
lồng ghép việc triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường với việc thực hiện
Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế
hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; Chương trình hành động số
34/CTrHĐ/TU ngày 27/11/2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường.


Về việc hoàn thành các đồ án Quy hoạch: Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai thực
các bước xây dựng đề cương lập Quy hoạch bảo tồn da dạng sinh học
trên địa bàn thành phố đến năm 2030; Quy hoạch
môi
trường trên địa bàn thành phố đến năm 2030; Quy hoạch quản lý tổng
thể tài nguyên nước trên địa bàn thành phố đến năm 2030; Riêng Quy hoạch
xử lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050:
Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số
1977/STNMT-CTR ngày 3/3/2017 trình Ủy
ban nhân dân thành phố về việc xem xét và trình Bộ xây dựng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch hoạch xử lý chất thải rắn
thành phố thành phố Hồ chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc
với đơn vị tư vấn (Viện Qui hoạch đô thị và hạ tầng nông thôn Quốc Gia) về kết
quả khảo sát từ ngày 20/2 – 02/3/2017 để thực hiện trước đề án quy hoạch mạng
lưới trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố và dự kiến
trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét trong tháng 3/2017.


Về thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng,
xây dựng kết cấu hạ tầng, vành đai cây xanh cách ly các Khu liên hợp xử lý chất
thải và nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, Khu liên hợp xử lý chất thải
rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi, các nội dung đã triển khai như sau:

+ Xây dựng, triển khai và thực hiện Dự án bồi
thường giải phóng mặt bằng và tái định cư để trồng cây xanh cách ly
thuộc Khu Liên hiệp xử lý chất thải và Nghĩa trang Đa Phước (quy mô
268ha): Nội dung này đang triển khai thực hiện

Đã hoàn tất công tác đo đạc, cấm ranh mốc, lập bản đồ vị trí
và bàn giao các bên có liên quan. Đã được Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh
thông qua phương án tổng thể; Đã thành lập hội đồng bồi thường của Dự án; Đang
trình Hội đồng thẩm định giá thành phố thẩm định giá T1.

+ Xây dựng, triển khai và thực hiện Dự án trồng
cây xanh cách ly thuộc Khu Liên hiệp xử lý chất thải và Nghĩa trang Đa
Phước (quy mô 268ha): Nội dung này đang triển khai thực hiện.

Đang lập, trình thẩm định, trình phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi.

+ Xây dựng, triển khai và thực hiện Dự án bồi
thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 (quy mô 197 ha) để trồng cây
xanh cách ly Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố,
huyện Củ Chi: Nội dung này đang triển khai thực hiện.

Dự án có 45,37 ha đất trồng lúa chuyển mục đích trồng cây
xanh, nhưng Dự án chưa được chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa.

Đã được Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận phương án tổng
thể, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã thành lập Hội đồng bồi thường của dự án;
Đã bàn giao ranh mốc, bản đồ vị trí toàn Dự án cho Ban bồi thường – giải phóng
mặt bằng huyện Củ Chi.

+ Xây dựng, triển khai và thực hiện Dự án trồng
cây xanh cách ly Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố
giai đoạn 2 (quy mô 197 ha): Nội dung này đang triển khai thực hiện.

Đang triển khai lập, trình thẩm định, trình phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu khả thi.

+ Xây dựng, triển khai và thực hiện Dự án bồi
thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 3(quy mô 67 ha) để trồng cây xanh
cách ly Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố, huyện
Củ Chi: Nội dung này chưa thực hiện.

Khu Liên hợp xử lý
chất thải rắn Tây Bắc dự kiến quy mô 687 ha bao gồm diện tích đất đã bồi thường
336 ha, diện tích đang thực hiện bồi thường giai đoạn 2 là 197ha, diện tích
chưa thực hiện bồi thường giai đoạn 3 khoảng 63 ha và giai đoạn 4 khoảng 91 ha.

+ Xây dựng, triển khai và thực hiện Dự án để
trồng cây xanh cách ly Khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc
thành phố giai đoạn 3(quy mô 67 ha): Nội dung này đang triển khai thực
hiện. Đang triển khai lập, trình thẩm định, trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi.


Về phối hợp với Sở ngành, Ủy ban
nhân dân quận 12 và các đơn vị liên quan hoàn thành triển khai Kế hoạch
thí điểm xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường tại Khu phố 4 và khu phố 5, Phường
Đông Hưng Thuận, Quận 12
: Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối
hợp với Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận 12 và các đơn vị liên quan triển
khai Kế hoạch
thí điểm xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường tại Khu phố
4 và khu phố 5, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12: 02/21 cơ sở đã chuyển đổi
ngành nghề sản xuất, 03/21 cơ sở đã tự di dời, trong 16/21 cơ sở di dời
vào Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 đã có 11/16 cơ sở ngưng hoạt động, 05
cơ sở còn hoạt động. Trong 14/16 cơ sở đã ký hợp đồng thuê đất tại
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 có 04 cơ sở đang xây dựng (san lấp cốt
nền, hàng rào). Ngày 28/12/2016 Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản
số gửi Sở Tư pháp về việc đề nghị rà soát, hỗ trợ Tổ công tác di dời về mặt
pháp lý trong việc xử lý và buộc ngưng hoạt động trong trường hợp các cơ
sở không chấp hành ngưng hoạt động. Sở Tư pháp có văn bản chưa có quy
định biện pháp cụ thể cho vấn đề này.


Triển khai kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban Kế hoạch số
6781/QĐ-UND ngày 10/12/2015 về di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và
Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 về phê duyệt danh mục cơ sở
gây ô nhiễm môi trường năm 2015-2016; Phối hợp Sở Quy hoạch và Kiến
trúc tham mưu ban hành Kế hoạch số 5187/QĐ-UBND ngày 3/10/2016 về di dời
cơ sở không phù hợp quy hoạch và danh mục cơ sở di dời đợt 1/2016.

+ Về tiếp tục rà soát, cập nhật cơ sở
dữ liệu về nguồn thải, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất,
thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ quản lý cơ sở dữ liệu về nguồn thải:
Sở Tài nguyên
và Môi trường đang tiếp tục thường xuyên rà soát cập nhật các nguồn
thải phát sinh trên địa bàn thành phố thông qua báo cáo của Ủy ban
nhân dân các quận/huyện, qua việc báo cáo kết quả quan trắc môi
trường định kỳ của doanh nghiệp, qua kết quả kiểm tra, thẩm định của
Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Về đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm
các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu chế xuất, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp:

Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 392/QĐ-STNMT-TTr
ngày 17/02/2017 về phê duyệt kế hoạch kiểm tra năm 2017, theo đó đang
lập kế hoạch thanh kiểm tra đối với các đơn vị thuộc danh sách. Đồng thời,
qua đó rà soát, cập nhật dữ liệu nguồn thải. Thời gian thực hiện từ
quý 2/2017.

+ Về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
quản lý, kiểm tra giám sát về lĩnh vực quản lý môi trường, quản lý chất thải
rắn thông thường, chất thải nguy hại, bùn hầm cầu phù hợp mỹ quan đô thị:
Đã tổ chức hội thảo và hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới trạm trong
trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo góp ý của Sở ngành, quận huyện và đã
trình Ủy ban nhân dân thành phố trong tháng 3/2017.

b) Sở Công thương đã triển khai các giải pháp sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Sở Công
Thương đã xây dựng và được phê duyệt dự toán kế hoạch năm 2017 nhằm triển khai
các nội dung thuộc Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020,
theo đó từ Quý III năm 2017 sẽ thực hiện đánh giá nhanh, xác định tiềm năng áp
dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm và tổ chức
các lớp tập huấn phổ biến Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp với 200 lượt học
viên đến từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Các khóa tập
huấn đã góp phần nâng cao nhận thức, thúc đấy việc sử dụng năng lượng, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hiệu quả; giảm phát
thải và hạn chế mức độ tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường
cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Quý I năm 2017, Sở Công Thương đã
làm việc với các chủ đầu tư cụm công nghiệp Quy Đức, cụm công nghiệp Bàu Trăn,
cụm công nghiệp Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn phối hợp thực hiện kiểm tra,
theo dõi tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút doanh nghiệp vào hoạt động.
Trong đó, cụm công nghiệp Quy Đức: chủ đầu tư đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ
thành lập cụm công nghiệp trình Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, cụm công nghiệp
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đang tiến hành thực hiện chuyển đổi chủ đầu tư
sang Tổng Công ty cổ phần Phong Phú, đồng thời tiếp tục thực hiện đầu tư cơ sở
hạ tầng, cụm công nghiệp Bàu Trăn đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt
Quyết định thành lập cụm công nghiệp, chủ đầu tư đang tiến hành đầu tư cơ sở hạ
tầng. Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã hướng dẫn chủ đầu tư bước đầu thành
lập tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cụm công
nghiệp thành lập mới như cụm công nghiệp Bàu Trăn, cụm công nghiệp Quy
Đức. Trong thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường, các Sở ngành và quận/huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành
tăng cường kiểm tra về tiến độ đầu tư của các chủ đầu tư dự án cụm công nghiệp
được lựa chọn, cũng như công tác bảo vệ môi trường, công tác phòng cháy chữa
cháy đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các cụm công nghiệp. Ngày
28/3/2017, Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị 3 chủ đầu tư cụm công nghiệp Nhị
Xuân, cụm công nghiệp Lê Minh Xuân, cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn A báo cáo
công tác bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy tại cụm công nghiệp trên địa
bàn; và trong tháng 4, đoàn kiểm tra Sở Công Thương đã phối hợp các đơn vị liên
quan tiến hành kế hoạch kiểm tra thực tế tại 3 cụm công nghiệp trên.

Thực hiện Thông báo số 536/TB-VP ngày
31/8/2016 về chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Thanh Liêm,
Sở Công Thương đã phối hợp góp ý gửi Sở Quy hoạch – Kiến trúc tổng hợp tham mưu
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định 6762/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 về di
dời các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn
TPHCM giai đoạn 2016-2020. Ngày 24/03/2017, Sở Công Thương thực hiện công tác
báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về danh mục di dời hoặc chấm dứt hoạt động
các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị.

Theo Quyết định số 4809/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân thành phố về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các cụm
công nghiệp địa phương TPHCM đến năm 2020, có tính đến năm 2025, trên địa bàn
thành phố hiện có 27/30 cụm công nghiệp với diện tích 1.580,5 ha. Trong đó, có
tổng cộng 15 cụm công nghiệp đang có doanh nghiệp hoạt động, chi tiết như sau:

Cụm công nghiệp có chủ đầu tư kinh doanh
hạ tầng: gồm cụm Nhị Xuân, cụm Xuân Thới Sơn A và cụm tiểu thủ công nghiệp Lê
Minh Xuân. Trong đó, có 2 cụm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung là cụm Nhị Xuân (có 22/33 doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện lập đề án
bảo vệ môi trường, đăng ký bảo vệ môi trường, 100% doanh nghiệp đấu nối vào hệ
thống xử lý nước thải của cụm công nghiệp và cụm Lê Minh Xuân (có 112/123 doanh
nghiệp có cam kết, đề án bảo vệ môi trường; 81/123 doanh nghiệp có sổ chủ nguồn
thải chất thải nguy hại; 55 doanh nghiệp có phát sinh khí thải). Riêng cụm Xuân
Thới Sơn A do Công ty cổ phần Khánh Đông làm chủ đầu tư, chỉ tổ chức phân nền
và cho doanh nghiệp thuê làm nhà xưởng, kho bãi, và hiện nay chưa đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý nước thải. Riêng đối với Cụm công nghiệp không có chủ đầu tư
kinh doanh hạ tầng: có 13 cụm công nghiệp hoạt động xen cài trong khu dân cư và
không có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng. Địa điểm của các cụm công nghiệp này nằm
ở các Quận 7, 8, 12, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện Bình Chán
h, Củ
Chi, Hóc
Môn.

c)
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã triển khai các giải pháp sau:

Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn: Phát hành các tờ bướm tuyên truyền và phối
hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tổ
chức thành công Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ thực hiện 5 mô hình (01 mô hình/01
hầm biogas) cho 3 hộ ở Hóc Môn, 01 hộ ở Bình Chánh, 01 hộ ở Củ Chi.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển diện
tích rừng, cây xanh phân tán trên địa bàn thành phố với diện tích là
35.621,17 ha. Trong 06 tháng đầu năm 2017 đã thực hiện Chương trình
Trồng cây 19/5 (216 cây), Trồng cây bảo vệ môi trường (50 cây), đang thực
hiện Chương trình Rừng khoanh nuôi tái sinh (57 ha), đang trình duyệt 03
chương trình Trồng rừng tập trung, bãi bồi ngập nước 40 ha, Trồng cây
phân tán 274.000 cây, Trồng mới rừng phòng hộ tại ấp 3 xã Lê Minh Xuân
82,54 ha

Phối hợp các Sở ngành liên quan kiểm tra các
nguồn xả thải gây ô nhiễm vào hệ thống công trình thủy lợi. Trong 06
tháng đầu năm 2017, đã thực hiện 02 đợt kiểm tra với 13 cơ sở sản
xuất có Giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi Hóc Môn
– Bắc Bình Chánh.

d) Sở Giao thông vận tải đã triển khai các giải pháp sau:

Kết