CHIẾN DỊCH LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN NĂM 2015

CHIẾN DỊCH LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN NĂM 2015

 

Chiến dịch Làm
cho thế giới sạch hơn (gọi tắt là Chiến dịch) do Australia khởi xướng từ năm 1993 và
được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ
chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi
trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng
trăm triệu người và hơn 130 quốc gia. Chiến dịch là dịp quy tụ các doanh
nghiệp, nhóm cộng đồng, trường học, cá nhân và các quốc gia trên toàn cầu cùng
tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế
chất thải, phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng…

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được
phát động nhằm nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân trong các hoạt động chung
của cộng đồng sẽ tác động lên toàn cầu, từ đó nâng cao nhận thức của cá nhân,
của cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường, góp phần vào những nỗ lực vì
môi trường toàn cầu.

Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã phát động trên toàn quốc Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
với chủ đề “Hãy hành động vì môi
trường nông thôn bền vững
nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cộng
đồng về công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn theo hướng bền vững.

Một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn hiện nay là: chất thải từ
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn không được
thu gom, xử lý đúng quy cách, hợp vệ sinh, tình trạng sử dụng phấn bón hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng
nghiêm trọng. Nhiệm vụ cấp bách về bảo vệ môi trường trong thời gian tới là:
“tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề” kết
hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Để thiết
thực hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2015, mỗi cá nhân chúng
ta có thể làm gì?

(10 bước góp phần làm cho thế giới sạch
hơn)

1.
Bỏ rác đúng nơi quy định!

Không vứt rác ra đường phố, các
cánh rừng, các con sông, bãi biển…!

Nếu bạn ném rác đi, rác không bao
giờ biến mất. Rác sẽ quay trở lại bằng nhiều con đường. Phần lớn khi quay trở
lại chúng không còn trong tình trạng có thể sử dụng.

2. Phân loại chất thải!

 

Với Chiến dịch làm sạch thế giới
sạch, tất cả mọi thứ thường được phân loại trước khi thải bỏ và đó là cách
chúng ta có thể giảm thiểu lượng rác thải. Đây là một trong những cách tốt nhất
để tái sử dụng tài nguyên. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn hy vọng có
thể loại bỏ các bãi chôn lấp rác và xem rác như một nguồn tài nguyên mới

 

3. Không đốt rác!

Đốt rác dường như là một lựa chọn
dễ dàng. Tuy nhiên, trong quá trình đốt rác, nhiều khí thải độc hại sẽ phát
thải ra môi trường. Do vậy, thay vì đốt hãy cân nhắc giải pháp tái chế rác
thải.

 

4. Thu gom và bỏ bao bì
thuốc BVTV đúng nơi quy định:

Thuốc bảo vệ thực vật là các loại
hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây
trồng. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng nếu
không được thu gom xử lý đúng quy cách thì dư lượng thuốc sẽ thâm nhập vào
nguồn nước mặt và nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước và gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khoẻ.

 

5. Tận dụng rác vườn, thức
ăn thừa làm phân bón!

 

Rác vườn và thức ăn thừa không
nên bỏ đi, hãy sử dụng làm phân bón. Trong chiến dịch làm sạch thế giới, thường
khuyến khích xây dựng một hố ủ phân từ rác vườn và thực phẩm thừa để bón
cho cây.

 

6. Chỉ tiêu thụ thực phẩm
tương đương với nhu cầu!

Trong chiến dịch làm sạch thế
giới, phương thức tiêu dùng bền vững được xem là giải pháp cuối cùng trong
chuỗi cung ứng thực phẩm. Tận dụng thực phẩm càng hiệu quả càng tốt. Đừng để
các hoạt động quảng cáo hoặc khuyến mãi ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thực
phẩm của bạn.

 

7. Tránh sử dụng các sản
phẩm dùng một lần!

Chai thủy tinh chứa đồ uống được
sử dụng nhiều lần thực sự thân thiện với môi trường. Ngoài ra, thay vì sử dụng
túi nilon, túi làm bằng vải được xem là một giải pháp tốt cho môi trường.

 

8. Mua các sản phẩm
giảm thiểu rác thải ra môi trường!

Tránh tiêu thụ các sản phẩm được
đóng gói quá kỹ lưỡng. Nên chọn mua sản phẩm có thể sử dụng lâu bền hoặc có thể
tái chế.

 

9. Hỗ trợ phát triển hệ
thống pháp lý và hành động thân thiện với môi trường!

 

Khuyến khích ủng hộ các đạo luật
hỗ trợ các sản phẩm thân thiện môi trường, từ nông trại đến khâu sản xuất. Giảm
thiểu tối đa quá trình đóng gói và tiếp thị. Đồng thời, cần đề cao tính trách
nhiệm trong quá trình tiêu dùng

 

10.
Phối hợp tìm
các giải pháp lựa chọn thay thế!

Trong chiến dịch làm sạch thế
giới, các công dân đều được khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm. Do vậy, mỗi
cá nhân đều đưa ra các giải pháp phù hợp với bản thân. Bạn và cộng đồng cần
chia sẻ các giải pháp lựa chọn thay thế để cùng nhau hướng đến một tương lai
xanh cho hành tinh.

 

Khi quan tâm và thực hiện những điều
nhỏ như trên là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm,
bảo vệ sức khỏe con người và cải thiện môi trường sống sạch đẹp
hơn.