BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM QUÝ 3 NĂM 2014

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM QUÝ 3 NĂM 2014

1.
Kết quả quan trắc ô nhiễm không
khí quý 3 năm 2014

Ô nhiễm chất lượng không khí trên
địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông
gây ra (với 50% số liệu bụi quan trắc tại 10 vị trí giao thông vượt QCVN
05:2013/BTNMT và 87,07% số liệu mức ồn quan trắc được tại 10 vị trí giao thông
vượt QCVN 26:2010/BTNMT).

Nồng độ các chất ô nhiễm quan
trắc được tại khu vực ngã tư An Sương có giá trị cao nhất trong 15 vị trí
quan trắc chất lượng không khí.

Nhìn chung, nồng độ các chất
ô nhiễm quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc trong quý 3/2014 có xu
hướng giảm so với quý 2/2014 do mưa nhiều vào buổi chiều tối và sáng
sớm. Ngoài ra, vị trí Phú Lâm có xu hướng giảm so với quý 2/2014 còn do hoạt
động thi công cầu Ông Buông diễn ra từ ngày 13/09/2014 nên lưu lượng xe lưu
thông qua vòng xoay Phú Lâm giảm đáng kể.

Nồng độ các chất ô nhiễm quan
trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí cụ thể như sau:


Nồng độ trung bình giờ của CO quan trắc được trong quý 3 năm 2014
dao động trong khoảng 3,87 mg/m3 – 10,72 mg/m3, với
99,89% số liệu quan trắc đạt QCVN 05:2013/BTNMT. So với cùng kỳ năm 2013, nồng
độ CO có giá trị giảm tại 06 vị trí quan trắc (HX, ĐTH – ĐBP, PL, AS, GV, HTP –
NVL) với mức giảm từ 1,35 – 1,83 lần. So với quý 2 năm 2014, nồng độ CO có
giá trị tăng tại 02 vị trí quan trắc (Q2, TSH) với mức tăng từ 1,26 – 1,54
lần và giảm tại 13 vị trí còn lại với mức giảm từ 1,08 – 1,47 lần. Nồng
độ trung bình xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
GV > AS > ĐTH – ĐBP > TN
> DOS > PL > TSH > HX > HB > Q2 > BC > HTP – NVL >
ZOO > QT > TĐ.

Hàm lượng trung bình giờ của bụi
lơ lửng do hoạt động giao thông dao động từ 111,52 – 490,33 μg/m3,
có 33,56% giá trị quan trắc không đạt QCVN 05:2013/BTNMT. So với cùng kỳ năm
2013, hàm lượng Bụi có giá trị giảm từ 1,12 – 1,6 lần tại 06 vị trí quan trắc.
So với quý 2 năm 2014, hàm lượng Bụi có giá trị giảm từ 1,13 – 1,75 lần tại
13 vị trí quan trắc, tăng từ 1,04 – 1,06 lần tại 02 vị trí (ĐTH – ĐBP,
HB). Nồng độ bụi trung bình xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: AS > PL > ĐTH – ĐBP > GV
> HB > HX > HTP – NVL > BC > TN > DOS > TSH > TĐ >
QT > ZOO > Q2.


Nồng độ PM10 trung bình 24 giờ trong
tháng 09/2014 xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: QCVN>BC>TN>DOS>TSH>Q2, và dao động trong khoảng 56,28 –
95,33 μg/m3, có 100% số liệu
đạt
QCVN
05:2013/BTNMT. So với quý 2/2014, nồng độ PM10 tăng tại 03 vị trí: DOS tăng
1,002 lần; TSH tăng 1,05 lần, Q2 tăng 1,35 lần. Giảm tại 02 vị trí: TN
giảm 1,34 lần; BC giảm 1,3 lần.


Nồng độ trung bình giờ của NO2
quan trắc quý 3 năm 2014 dao động từ
17,25 – 122,78 μg/m3, có 99,89% số liệu
quan trắc đạt QCVN
,
trong đó vị trí ĐTH – ĐBP có 1,7% số liệu quan trắc vượt QCVN
05:2013/BTNMT. So với cùng kỳ năm 2013, nồng độ NO2
giảm 1,614,42 lần (06 vị
trí quan trắc). So với quý 2 năm 2014
, nồng độ NO2 có giá trị giảm từ
1,0
11,73 lần tại 14 vị trí quan
trắc
và tăng 1,08
lần tại vị trí ZOO. Nồng độ NO2 trung bình xếp theo thứ tự từ
cao đến thấp: ĐTH – ĐBP > AS > HX > PL > TN > HB > HTP –
NVL > BC > ZOO > GV > DOS > QT > TĐ > Q2 > TSH.


Nồng độ trung bình giờ SO2 quý 3 năm 2014 là 16,58
μg/m3, với 100% số liệu đạt QCVN 05:2013/BTNMT. So với quý 2
năm 2014, nồng độ trung bình giờ của SO2 quan trắc được tại vị trí TĐ
trong quý 3 năm 2014 giảm 1,02 lần.


Mức ồn: Với 58,17% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN
26:2010/BTNMT, dao động từ 52 – 86 dBA. Mức ồn cao nhất ở vị trí AS và giảm dần
theo thứ tự như sau: AS > ĐTH – ĐBP > PL >TN > HTP – NVL > BC
> HB > HX > GV > DOS > QCVN > QT > ZOO > TSH > Q2
> TĐ.

2.
Kết quả quan trắc nước ngầm

Kết quả quan trắc mực nước tĩnh ở
các trạm thuộc 3 tầng quan trắc đa số đều tăng so với cùng kỳ năm 2013 và quý 2
năm 2014.

So với cùng kỳ năm 2013 mực nước
tăng từ 0,01m đến 2,70m tại 8/15 giếng quan trắc thuộc tầng Pleistocen; tăng từ
0,05m đến 2,38m tại 7/9 giếng quan trắc thuộc tầng Pliocen trên và tăng từ
0,01m đến 0,50m tại 4/7 giếng quan trắc thuộc tầng Pliocen dưới.

So với quý 02/2014 mực nước trong
quý 3/2014 tăng ở hầu hết các giếng quan trắc và các tầng quan trắc. Quý 3/2014
là thời điểm Tp.HCM bước vào mùa mưa, vì vậy có sự bổ sung đáng kể lượng nước
cho mạch nước ngầm trên diện rộng cụ thể như sau: Mực nước tăng từ 0,02m đến
6,79m tại 12/15 giếng quan trắc thuộc tầng Pleistocen; tăng từ 0,27m đến 4,32m
tại 7/9 giếng quan trắc thuộc tầng Pliocen trên và tăng từ 0,47m đến 2,33m tại
6/7 giếng quan trắc thuộc tầng Pliocen dưới.

Công
tác quan trắc nước dưới đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong quý 3/2014 có
những điểm đáng lưu ý như sau:

·
Tầng
Pleistocen

So
với
QCVN 09 :
2008/BTNMT, kết quả phân tích tại các trạm quan trắc thuộc tầng này đa số đều
đạt quy chuẩn cho phép, ngoại trừ chỉ tiêu pH, tổng
Coliform
có hàm
lượng vượt chuẩn tại tất cả các trạm. Các chỉ tiêu kim loại năng hầu hết đều
đạt quy chuẩn cho phép tại tất cả các trạm, ngoại trừ chỉ tiêu Mn.

So với quý 2 năm 2014, ô nhiễm
vẫn theo chiều hướng tăng tại đa số các trạm, đặc biệt là một số trạm đã bắt
đầu có xuất hiện nhiễm vi sinh và trạm ĐHT có mức độ ô nhiễm vi sinh ở mức rất
cao và đột biến. Các chỉ tiêu khác đa số đều giảm so với quý trước.

So với cùng kỳ năm 2013, các chỉ
tiêu TDS, Fe và các chỉ tiêu vi sinh tăng tại đa số các trạm, đặc biệt là các
chỉ tiêu vi sinh. Các chỉ tiêu còn lại giảm nhẹ tại đa số các trạm.

·
Tầng
Pliocen trên và tầng pliocen dưới

Nhìn chung, so với QCVN, chất
lượng nước tại 2 tầng này vẫn đạt quy chuẩn đối với chất lượng nước dưới đất,
ngoại trừ chỉ tiêu Coliform tổng vượt tiêu chuẩn nhiều lần cho phép. So với quý
2 năm 2014, đa số các chỉ tiêu đều có hàm lượng giảm ở hầu hết các trạm đặc
biệt là chỉ tiêu tổng Coliform.

Các chỉ tiêu kim loại năng hầu
hết đều có hàm lượng đạt tiêu chuẩn cho phép tại tất cả các trạm, ngoại trừ chỉ
tiêu Mn đều vượt tiêu chuẩn tại hầu hết các trạm.

3.
Kết quả quan trắc thủy văn

Trong quý 3/2014, giá trị Hmax
tại các điểm quan trắc tập trung vào tháng 9, thời điểm xuất hiện liên tục các
trận bão lớn. So với quý 2/2014, Hmax trên cả hệ thống lớn hơn từ 8cm đến 17cm.
So với cùng kỳ quý 3/2013, Hmax giảm tại 12/15 điểm quan trắc từ 1cm đến 7cm và
tăng tại 2/15 điềm quan trắc từ 2cm đến 4cm, tại điểm quan trắc Nhà Bè giá trị
Hmax không đổi.

Giá trị Hmin dao động từ -293cm
đến -97cm. So với quý 2/2014, giá trị Hmin tăng tại 11/15 điểm quan trắc từ
1cm đến 50cm và giảm tại 4/15 điểm quan trắc từ 3cm đến 7cm. So với cùng kỳ
quý 3/2013, Hmin tăng tại 9/15 điểm quan trắc từ 4cm đến 14cm và giảm tại 6/15 điểm quan trắc từ
1cm đến 26cm.

Giá trị Vmax+ dao
động trong khoảng từ 0,581m/s đến 1,303m/s. So với quý 2/2014, Vmax+
tăng tại 9/15 điểm quan trắc từ 0,005m/s đến 0,089m/s và giảm tại 6/15 điểm
quan trắc từ 0,004m/s đến 0,053m/s. So với quý 3/2013, Vmax+ tăng
tại 9/15 điểm quan trắc từ 0,011m/s đến 0,220m/s và giảm tại 6/15 điểm quan
trắc từ 0,020m/s đến 0,288m/s.

Giá trị Vmax dao
động từ 0,544 m/s đến 1,241 m/s.So với quý 2/2014, Vmax giảm tại
8/15 điểm quan trắc từ 0,005m/s đến 0,198m/s và tăng tại 7/15 điểm quan trắc từ
0,001m/s đến 0,086m/s. So với quý 3/2013, Vmax tăng tại 8/15 điểm
quan trắc từ 0,016m/s đến 0,286m/s và giảm tại 7/15 điểm quan trắc từ 0,001m/s
đến 0,412m/s.

Qbq
trong quý 3/2014 dao động khá lớn từ -164 m³/s đến 2479 m³/s. So với quý 2/2014, Qbq tăng tại 12/15 điểm quan trắc từ 11m³/s đến 699m³/s và giảm tại 3/15 điểm quan trắc từ 4m³/s đến 101m³/s. So với
cùng kỳ quý 3/2013, Qbq tăng tại 8/15 điểm quan trắc từ 16m³/s đến 238m³/s và giảm tại 7/15 điểm quan trắc từ 1m³/s đến 573m³/s.

4.
Kết quả quan trắc chất lượng nước
sông

·
Chất lượng nước tại các điểm quan trắc sử dụng cho mục
đích cấp nước:

Các chỉ tiêu BOD5, COD và độ mặn tại các điểm
quan trắc đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Độ pH tại 14% điểm quan trắc không đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng Coliform và DO tại 57% điểm quan trắc không đạt quy chuẩn
cho phép. Nồng độ dầu tại 100% các điểm quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép
nêu trên.

So
với quý 2 năm 2014, các chỉ tiêu BOD5, dầu và độ mặn có xu hướng
giảm tại 57 – 86% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, Coliform, DO và COD có
xu hướng tăng
tại 57 – 100%
các điểm quan trắc.

So
với cùng kỳ năm 2013, các chỉ tiêu BOD5 COD, độ mặn, Coliform và DO
có xu hướng tăng tại 66 – 100% các điểm quan trắc. Hàm lượng dầu và pH có xu
hướng giảm
tại 83 – 100%
các điểm quan trắc.

Kết quả quan trắc tại các trạm cho thấy nồng độ Mn
dao động trong khoảng
0,031 – 0,067 mg/l đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCXDVN 33:2006, Mn < 0,2 mg/l). So với
quý 3 năm 2013 nồng độ Mn có xu hướng giảm tại 67% các trạm quan trắc.

Kết
quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt
quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI cho thấy tại
3 điểm lấy nước thô cấp cho các nhà máy nước (điểm quan trắc Hóa An, Hòa Phú và
kênh N46) có chỉ số WQI từ 51,6 – 94,9. Điểm quan trắc kênh N46 có chất lượng
nước
sử dụng tốt cho mục đích cấp nước
sinh hoạt
, điểm quan trắc Hóa AnHòa Phú có chất lượng nước chưa đạt để sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nên cần các biện pháp xử lý phù hợp. Chỉ số chất lượng nước WQI quý 3 năm 2014 có xu hướng suy
giảm, nguyên nhân có thể do độ đục tăng nên chỉ số WQI giảm.

·
Đối với các điểm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích
khác:

Nhìn chung, các chỉ tiêu như BOD5, COD và nồng
độ dầu đo được trong quý 3 năm 2014 tại các điểm quan trắc đều đạt quy chuẩn
cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Các chỉ tiêu pH, DO và Coliform tại 5 – 58% các điểm
quan trắc
vượt quy chuẩn cho phép nêu trên.

So với quý 2 năm 2014, các chỉ tiêu
pH, COD, DO và nồng độ dầu có xu hướng giảm từ 58 – 84% tại các điểm quan trắc.
Các chỉ tiêu BOD5 và Coliform có xu hướng tăng tại 58 – 68% các điểm
quan trắc.

So với cùng kỳ năm 2013, các chỉ tiêu COD, Coliform và
BOD5 có xu hướng tăng tại 63 – 88% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu
pH, dầu và DO có xu hướng giảm tại 56 – 88% các điểm quan trắc.

Kết
quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho
phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

5.
Kết quả quan trắc chất lượng nước
kênh rạch

Theo kết quả quan trắc chất lượng
nước kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM quý 3/2014 cho thấy giá trị pH tại hệ
thống kênh rạch thành phố đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.

Nhìn chung trong quý 3 trên kênh
kênh Đôi – Tẻ có mức độ ô nhiễm hữu cơ thấp, nồng độ BOD5 11,3 mg/l
lúc nước lớn và 6,7 mg/l lúc nước ròng, nồng độ COD 23,7 mg/l lúc nước lớn và
11,3 mg/l lúc nước ròng. 100% mẫu đo được đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2
trên cả 2 kênh.

Ô nhiễm vi sinh vẫn còn cao trên
tất cả các kênh, 100% số mẫu đo được vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 từ 19,29 –
231 lần.

Trong quý 3, trên các hệ thống
kênh mức độ ô nhiễm vi sinh đều đang có dấu hiệu tăng.

Tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè kim
loại nặng trong trầm tích đáy có hàm lượng Cadimi (Cd) vượt quy chuẩn cho phép
1,86 lần (QCVN 43:2012/BTNMT).

Trên các hệ thống kênh Tàu Hũ –
Bến Nghé; Kênh Đôi – Kênh Tẻ; Tham Lương – Vàm Thuật; Tân Hóa – Lò Gốm các chỉ
tiêu kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, As, Cu) trong trầm tích đáy đều đạt quy chuẩn
cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT) đối với bùn đáy nước ngọt.

6.
Kết quả quan trắc chất lượng nước
biển ven bờ

Nhìn chung kết quả quan trắc nước biển ven bờ khu vực nuôi thuỷ
sản và bãi tắm quý 3/2014 hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép
(QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm).
Tuy nhiên có 1 số chỉ tiêu không đạt quy chuẩn cho phép: COD có 6/9 vị trí vượt
quy chuẩn từ 1,5 – 2,5 lần (bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hòa, công viên
Cần Thạnh, khu du lịch 30/4 và khu du lịch Phương Nam); Coliform có 1/9 vị trí
vượt 1,2 lần (bãi Cần Thạnh). Hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy chuẩn cho phép
ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực: nuôi trồng thủy sản và bãi tắm. Chỉ
tiêu COD tăng nhiều là do các chất hữu cơ từ sinh vật chết, chất thải từ khu
vực nuôi nghêu, hiện tượng lắng đọng trầm tích ở cửa sông, một phần nữa la do
chất thải từ hoạt động trong khu vực du lịch. Chỉ tiêu dầu mỡ không đạt quy
chuẩn là do các hoạt động giao thông thủy trên biển.

Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, Hg) trong bùn
đáy và trong nước biển ven bờ đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT và
QCVN 43:2012/BTNMT).

Không
phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2
khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ
và trầm tích đáy.

So với kết qủa quan trắc quý 2/2014, quý 3/2014 các chỉ tiêu có xu
hướng tăng như COD (6/9 trạm), Pb (5/9 trạm) và chỉ tiêu Coliform (5/9 trạm).
Các chỉ tiêu có xu hướng giảm là pH (9/9 trạm) và dầu mỡ (8/9 trạm) thuộc cả 2
khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm

So với kết qủa quan trắc quý
3/2013, quý 3/2014 các chỉ tiêu có xu hướng tăng như COD (6/9 trạm), Pb (6/9
trạm) và Coliform (7/9 trạm). Các chỉ tiêu có xu hướng giảm như pH (9/9 trạm) và dầu mỡ (8/9 trạm) thuộc
cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

Kết quả
quan trắc Đa dang sinh học tại khu hệ động vật nổi
có số loài đạt cao nhất tại khu vực cửa sông là 21 loài với tổng số cá
thể cao nhất đạt 158917 cá thể/m3. Ở khu vực bãi triều và khu vực
khu du lịch có số loài đạt thấp nhất là 9 loài với tổng số cá thể thấp nhất tại
khu vực khu du lịch đạt 4417 cá thể/m3.

Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học
tại khu hệ thực vật nổi
có số loài đạt cao nhất tại khu
vực cửa sông là 44 loài với số tế bào đạt cao nhất là 19901 tế bào/lít. Ở khu
vực khu bãi triều có số loài thấp nhất đạt 31 loài với tổng số tế bào thấp nhất
tại khu vực cửa sông đạt 1287 tế bào/lít.

Kết
quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ động vật đáy

số loài đạt cao nhất tại khu vực bãi triều là 8 loài và số lượng cá thể cao
nhất tại khu vực khu du lịch là 420 cá thể/m2. Ở khu vực khu du lịch
có số loài đạt thấp nhất là 3 loài với số lượng cá thể thấp nhất đạt 40 cá
thể/m2.