BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM NĂM 2014

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TP.HCM NĂM 2014

1. Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí năm 2014

Kết quả quan trắc ô nhiễm
không khí năm 2014 tại 15 vị trí quan trắc cho thấy:

Ô nhiễm chất
lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các
hoạt động giao thông gây ra (với 64,96% số liệu bụi quan trắc tại 10 vị trí
giao thông vượt QCVN 05:2013/BTNMT và 85,40% số liệu mức ồn quan trắc được tại
10 vị trí giao thông vượt QCVN 26:2010/BTNMT).

Nồng độ các chất
ô nhiễm quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương có giá trị cao nhất trong
15 vị trí quan trắc chất lượng không khí.

Nhìn chung,
nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc
trong năm 2014 có xu hướng giảm so với năm 2012, năm 2013.

Riêng vị trí Phú
Lâm, nồng độ bụi có xu hướng gia tăng và có độ biến động mạnh so với
các năm, do hoạt động thi công cải tạo tuyến kênh Tân Hoá – Lò Gốm và
cầu Ông Buông diễn ra trong khu vực nên làm tăng mật độ xe lưu thông qua khu
vực, đặt biệt là xe tải vận chuyển cát, đá, vật liệu, bùn phục vụ
cho công trình.

Nồng độ các chất
ô nhiễm quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí cụ thể như
sau:

      
Nồng độ trung bình giờ của
CO quan trắc được trong năm 2014 dao động trong khoảng 4,45 mg/m3 – 11,10
mg/m3, với 99,92% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ CO
trung bình 1 giờ: 30 mg/m3).

+       
So với năm 2012, nồng độ CO giảm tại tất cả
06 vị trí quan trắc (HX, ĐTH – ĐBP, PL, AS, GV, HTP – NVL) với mức giảm từ
1,14 – 1,73 lần.

+       
So với năm 2013, nồng độ CO có giá trị tăng tại
03 vị trí quan trắc (TN, Q2, TĐ) với mức tăng từ 1,03 – 1,15lần và giảm tại
12 vị trí còn lại với mức giảm từ 1,06 – 1,72 lần.

+       
Nồng độ trung bình giờ của CO theo thứ tự từ
cao đến thấp như sau: GV > AS > ĐTH – ĐBP > TN > HB > DOS >
PL > HTP – NVL > BC > HX > ZOO > TSH > TĐ > QT > Q2.

      
Hàm lượng trung bình giờ của
bụi lơ lửng quan trắc được trong năm 2014 tại 15 vị trí dao động từ 163,42
– 607,08 μg/m3, có 45,45% giá trị quan trắc không đạt QCVN 05:2013/BTNMT (nồng
độ bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 300 μg/m3).

+       
So với năm 2012, hàm lượng Bụi có giá trị tăng
tại vị trí PL. Giảm từ 1,05 – 1,16 lần tại 05 vị trí (HX, ĐTH – ĐBP, AS,
GV, HTP – NVL).

+       
So với năm 2013, hàm lượng Bụi có giá trị tăng
từ 1,01 – 1,08 lần tại 06 vị trí (PL, HTP – NVL, HB, BC, ZOO, QT) và giảm
từ 1,02 – 1,27 lần tại 09 vị trí còn lại

+       
Nồng độ bụi trung bình xếp theo thứ tự từ
cao đến thấp: AS > PL > HTP – NVL > ĐTH – ĐBP > GV > BC >
HX > HB > TN > DOS > ZOO >QT > Q2>TSH> TĐ.

      
Nồng độ PM10 trung bình
24 giờ trong năm 2014 xếp theo thứ tự từ cao đến thấp: QCVN > BC
>  DOS > TN > TSH > Q2, và
dao động trong khoảng 73,12 – 120,44 μg/m3, có 88,59% số liệu đạt QCVN (QCVN
05:2013/BTNMT, nồng độ PM10 trung bình 24 giờ: 150 μg/m3).

      
Nồng độ trung bình giờ của
NO2 quan trắc năm 2014 dao động từ 26,53 – 125,30 μg/m3, có 99,31% số liệu quan
trắc đạt QCVN 05:2013/BTNMT.

+       
So với năm 2012, nồng độ NO2 giảm 1,68 – 2,90
lần tại 06 vị trí (HX, ĐTH – ĐBP, PL, AS, GV, HTP – NVL).

+       
So với năm 2013, nồng độ NO2 có giá trị tăng tại
05 vị trí (HB, TN, BC, Q2, TĐ) với mức tăng từ 1,14 – 1,40 lần và giảm tại
10 vị trí còn lại với mức giảm 1,01 – 2,79 lần.

+       
Nồng độ NO2 trung bình giờ xếp theo thứ tự
từ cao đến thấp: ĐTH – ĐBP >AS >HX > PL > HTP – NVL >TN >
HB > GV > BC > DOS > ZOO > QT > TĐ > TSH > Q2.

      
Nồng độ trung bình giờ SO2năm
2014 là 16,28μg/m3, với 100% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng
độ SO2 trung bình 1 giờ: 350 μg/m3).

      
Mức ồn: Với 57,36% số liệu
quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, dao động từ 45 – 86dBA. Mức
ồn cao nhất ở vị trí AS và giảm dần theo thứ tự như sau: AS > ĐTH – ĐBP >
TN > PL > HTP – NVL > HX > HB > BC > GV > QCVN > DOS
> ZOO > QT > Q2 > TSH > TĐ.

2. Kết quả quan trắc thủy văn

So với năm 2013, các thông
số tại các vị trí quan trắc thủy văn trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai
trong năm 2014 có sự thay đổi như sau:

      
Giá trị Hmax lớn nhất giảm
tại tất cả các vị trí quan trắc từ 1cm (Phú Cường) đến 20cm (Hóa An).

      
Giá trị Hmin nhỏ nhất tăng
tại 10/15 vị trí quan trắc từ 1cm (Bến Súc) đến 19cm (Đồng Tranh) và giảm tại
4/15 vị trí quan trắc từ 7cm (Cát Lái) đến 12cm (Bình Điền). Riêng tại Ngã 3
Thị Tính, Hmin có giá trị không đổi.

      
Giá trị Vmax+ lớn nhất giảm
tại 10/15 vị trí quan trắc từ 0,007m/s (Ngã 7) đến 0,262m/s (Thị Tính) và tăng
tại 5/15 vị trí quan trắc từ 0,013m/s (Phú Cường) đến 0,134m/s (Phú An).

      
Giá trị Vmax- lớn nhất tăng
tại 10/15 vị trí quan trắc từ 0,004m/s (Phú Cường) đến 0,143m/s (Phú An) và
giảm tại 5/15 vị trí quan trắc từ 0,018m/s (Vàm Cỏ) đến 0,329m/s (Tam Thôn
Hiệp).

      
Giá trị Qbq lớn nhất giảm
tại 12/15 vị trí quan trắc từ 6,8m3/s (Bình Điền) đến 1148m3/s (Hóa An) và tăng
tại 3/15 vị trí quan trắc từ 34,4m/s (Bến Súc) đến 94,7m/s (Đồng Tranh).

3. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

v  Chất lượng nước tại các điểm
quan trắc sử dụng cho mục đích cấp nước:

      
Các chỉ tiêu BOD5, COD và độ
mặn ở hầu hết các điểm quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Các chỉ tiêu pH, DO, nồng độ dầu và Coliform
tại 20 – 100% các điểm quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép nêu trên.

      
So với năm 2013, các chỉ
tiêu như DO và BOD5 có xu hướng tăng tại 60% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu
như pH, DO, COD, độ mặn, Dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 33 – 100% các
điểm.

      
Kết quả phân tích kim loại
nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các điểm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

      
Kết quả quan trắc tại các
điểm quan trắc cho thấy nồng độ Mn đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCXDVN
33:2006). So với cùng kỳ năm 2013, nồng độ Mn có xu hướng tăng tại 80% các điểm
quan trắc.

      
Nhìn chung, các điểm quan
trắc thượng nguồn sông Sài Gòn (Bến Củi, Bến Súc), điểm quan trắc N46 trên kênh
Đông và điểm quan trắc Hóa An trên sông Đồng Nai có chất lượng nước tốt, phù
hợp  cho mục đích cấp nước của Thành phố.
Các điểm quan trắc Trung An, Hòa Phú có chất lượng thấp hơn so với các vị trí
còn lại do chịu sự tác động nguồn thải từ khu dân cư và công nghiệp.

v  Đối với các điểm quan trắc
nước mặt dùng cho các mục đích khác:

      
Các chỉ tiêu pH, BOD5, COD,
nồng độ dầu quan trắc được trong năm 2014 tại hầu hết các điểm quan trắc đều
đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
Nồng độ DO và Coliform tại 41 – 53% các điểm quan trắc vượt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

      
So với năm 2013, chỉ tiêu
BOD5 có xu hướng tăng tại 53% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, DO, COD,
nồng độ dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 60 – 94% các điểm.

      
Kết quả phân tích kim loại
nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các điểm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

4. Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước
kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM năm 2014 cho thấy độ pH tại hệ thống
kênh rạch Thành phố đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.

Ô nhiễm vi sinh vẫn còn cao trên tất cả
các kênh, 100% số mẫu đo được đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.

Ô nhiễm hữu cơ trên các tuyến kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé, Kênh Đôi – Kênh Tẻ có chiều hướng tăng ở mùa
khô và giảm vào mùa mưa và đạt quy chuẩn cho phép (đã hoàn tất việc cải tạo).
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm (đang thi công cải tạo) có chiều hướng tăng so với năm trước.
Ô nhiễm hữu cơ tại các vị trí quan trắc gần cửa sông thấp hơn so với các vị trí
trong khu vực nằm sâu trong nội thành, đồng thời ô nhiễm hữu cơ ở thời điểm nước
lớn thấp hơn so với thời điểm nước ròng.

Nhìn chung, những nỗ lực của thành phố
trong công tác cải tạo các con kênh “đen” ở nội thành đã có những kết quả khả
quan. Các kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé, Kênh Đôi – Kênh Tẻ đã
có diện mạo mới,
sạch đẹp hơn, có thể cảm nhận bằng mắt thường. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm
vẫn còn cao, nhất là ô nhiễm hữu cơ. Vì vậy để duy trì và phát huy hiệu quả của
các công trình cải tạo môi trường kênh rạch của Thành phố cần tăng cường các
biện pháp quản lý, ngăn ngừa xả thải, gây ô nhiễm.

5. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm

Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất năm
2014 như sau:

v  Tầng Pleistocen

So với QCVN (QCVN 09 : 2008/BTNMT), kết quả phân tích tại các trạm quan trắc
thuộc tầng này đa số đều đạt quy chuẩn cho phép, ngoại trừ chỉ tiêu
tổng Coliform có hàm lượng vượt chuẩn tại tất cả các
trạm; Trong đó, đáng chú ý ở trạm ĐHT và CTĐT có hàm lượng Coliform và Fecal Coliform
vượt chuẩn rất nhiều lần. Các chỉ tiêu kim loại nặng hầu hết đều đạt quy chuẩn
cho phép tại tất cả các trạm.

So với cùng kỳ
năm 2013, các chỉ tiêu TDS, Fe và Nitrat tăng tại đa số các trạm,các chỉ tiêu
pH và chỉ tiêu vi sinh giảm nhẹ tại đa số các trạm.

v  Tầng Pliocen trên và Pliocen
dưới

Nhìn chung, so
với QCVN(QCVN 09 : 2008/BTNMT), chất lượng nước tại 2 tầng này vẫn đạt quy
chuẩn đối với chất lượng nước dưới đất, ngoại trừ chỉ tiêu pH và Coliform tổng
; trong đó chỉ tiêu Coliform tổng vượt quy chuẩn nhiều lần cho phép ở tất cả
các trạm. Các chỉ tiêu kim loại nặng hầu hết đều có hàm lượng đạt tiêu chuẩn
cho phép tại tất cả các trạm.

So với năm 2013,
các chỉ tiêu TDS và Nitrat tăng tại đa số các trạm, các chỉ tiêu còn lại đều có
hàm lượng giảm ở hầu hết các trạm đặc biệt là các chỉ tiêu vi sinh.

6. Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ

Nhìn chung kết quả quan trắc nước biển ven bờ thuộc 2
khu vực nuôi trồng thuỷ sản và bãi tắm trong năm 2014 hầu hết các chỉ tiêu đều
đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy
sản và khu vực bãi tắm). Riêng chỉ tiêu COD, có 6/9 vị trí vượt quy chuẩn Việt
nam từ 1,02 – 2 lần (bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hòa, công viên Cần
Thạnh, khu du lịch 30/4 và khu du lịch Phương Nam ). Hàm lượng dầu tổng đều
không đạt quy chuẩn Việt Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực: nuôi
trồng thủy sản và bãi tắm.

So với năm 2013 kết quả quan trắc chất lượng nước biển
ven bờ trong năm 2013 các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm: pH (7/9 vị trí) và dầu
tổng (6/9 vị trí); các chỉ tiêu cóxu hướng tăng là Pb (6/9 vị trí) và Coliform
(5/9 vị trí). Riêng chỉ tiêu COD có xu hướng không thay đổi nhiều ở cả 2 khu
vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb,
Cd, As, và Hg) trong nước biển ven bờ năm 2014 hầu hết đều đạt quy chuẩn cho
phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi
tắm).

Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy
ven biển Cần Giờ đã quan trắc trong năm 2014 đều đạt tiêu chuẩn cho phép (QCVN
43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa biển: nồng độ chì (Pb) 112 mg/kg; cadimi
(Cd) 4,2 mg/kg; thủy ngân (Hg) 0,7 mg/kg; 
asen (As) 41,6mg/kg; đồng (Cu) 108 mg/kg).

Kết quả phân tích hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ tại 9
vị trí quan trắc thuộc 2 khu vực, nuôi trồng thủy sản và bãi tắm (cửa sông Đồng
Tranh, cửa sông Lòng Tàu, cửa sông Cái Mép, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng
Hòa, công viên cần Thạnh, khu du lịch 30/4 và khu du lịch Hòn Ngọc Phương Nam)
trong các mẫu nước biển ven bờ và trầm tích đáy đều không phát hiện.

Kết quả quan trắc Đa dạng
sinh học
ở cả 3 khu vực cửa sông, bãi triều và khu du lịch:

      
Vào mùa khô: tại khu hệ Động
vật đáy có từ 4 – 6 loài với tổng số lượng con/m2 đạt từ 95 – 958. Tại khu hệ
Động vật nổi có từ 11 – 22 loài với số cá thể/m3 đạt từ 10922 – 276816. Tại khu
hệ Thực vật nổi có từ 30 – 48 loài với tổng số tế bào/lít đạt từ 9646 – 128952.

      
Vào mùa mưa: tại khu hệ Động
vật đáy có từ 3– 6 loài với tổng số lượng con/m2 đạt từ 58 – 215. Tại khu hệ
Động vật nổi có từ 12 – 20 loài với số cá thể/m3 đạt từ 14794 – 319322. Tại khu
hệ Thực vật nổi có từ 35 – 44 loài với tổng số tế bào/lít đạt từ 2762 – 57661.