BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THÁNG 10/2013

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 10/2013 cho thấy chất lượng môi trường của Thành phố
như sau:

Ø Đối với chất lượng môi trường không khí:

Ô nhiễm
chất lượng không khí do hoạt động giao thông chủ yếu là do bụi lơ lửng (với 87%
số liệu quan trắc được trong tháng 10/2013 vượt QCVN) và ồn với (100% số liệu
quan trắc được vượt QCVN từ 6 – 10 dBA). Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực
ngã tư An Sương có giá trị cao nhất trong 06 vị trí quan trắc chất lượng không
khí do giao thông.

Nồng độ
các chất ô nhiễm quan trắc được tại các vị trí quan trắc chất lượng không khí
do giao thông cụ thể như sau:


Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng
do hoạt động giao thông dao động từ 0,39 – 0,62 mg/m3,
với 87%
giá trị quan trắc không đạt QCVN 05:2009/BTNMT.
Trong đó, hàm lượng bụi lơ lửng được ghi nhận cao
nhất tại vòng xoay Phú Lâm.


Tiếng ồn: 100% số liệu quan trắc không
đạt quy chuẩn cho phép, cao hơn quy chuẩn cho phép từ 6 – 10 dB. Trong đó, giá
trị trung bình tiếng ồn cao nhất được ghi nhận ở vị trí vòng xoay An Sương.


Hàm lượng trung bình giờ của Chì dao
động trong khoảng 0,29 – 0,49 µg/m3; trong đó cao nhất là vị trí
Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên Phủ.


Nồng độ trung bình giờ của NO2
dao động từ 0,17 – 0,21 mg/m3, trong đó cao nhất là vị trí vòng xoay
An Sương.


Nồng độ trung bình giờ của CO dao động
trong khoảng 8,42 mg/m3 – 13,13 mg/m3 và có 99% số liệu
đạt QCVN.

Ø Đối với chất lượng môi trường nước:

– Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích cấp
nước:

Các chỉ tiêu BOD5,
COD và độ mặn tại các trạm quan trắc đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại A1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Các chỉ tiêu pH, DO, nồng
độ dầu và Coliform tại 33 – 100% các trạm quan trắc không đạt quy chuẩn nêu
trên.

So với
tháng 09/2013, các chỉ tiêu BOD5, COD và nồng độ dầu có xu hướng
tăng tại 67 – 83% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, DO và Coliform có xu
hướng giảm tại 67 – 100% các trạm. Riêng độ mặn tăng tại 33% các trạm quan
trắc.

So với
cùng kỳ năm 2012, các chỉ tiêu BOD5, COD và độ mặn có xu hướng tăng
tại 50 – 67% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, DO, nồng độ dầu và Coliform
có xu hướng giảm tại 67 – 100%các trạm.

Hàm lượng Mn dao động trong khoảng 0,033 – 0,056
mg/l đạt tiêu chuẩn cho phép (TCXDVN 33:2006). So với tháng 09/2013 hàm lượng
Mn có xu hướng giảm tại 50% các trạm quan trắc, tuy nhiên so với cùng kỳ năm
2012 lại có xu hướng tăng tại 50% các trạm.

Hàm
lượng kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt
quy chuẩn cho phép đối với
nguồn nước mặt loại A1 (QCVN
08:2008/BTNMT).

– Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích
khác:

Các chỉ tiêu pH, BOD5,
COD và nồng độ dầu tại các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại B1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Riêng DO tại 56% các trạm
quan trắc và Coliform tại 50% các trạm
vượt quy chuẩn cho phép.

So với tháng 09/2013,
các chỉ tiêu quan trắc như BOD5, COD và Coliform có xu hướng tăng
tại 50 – 100% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, DO và nồng độ dầu có xu
hướng giảm tại 56 – 75% các trạm.

So với cùng kỳ năm 2012, các
chỉ tiêu pH và BOD5 có xu hướng tăng tại 50 – 56% các trạm quan
trắc. Các chỉ tiêu như DO, COD, nồng độ dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 63
– 88% các trạm.

Hàm
lượng kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối
với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

– Chất lượng nước biển ven bờ:

Hầu hết
các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực
nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm).
Một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn
như: COD có 5/9 vị trí quan trắc vượt
quy chuẩn 1,01 – 1,9 lần (cửa sông Đồng Tranh, cửa sông Lòng Tàu, bãi Cần
Thạnh, bãi 30/4 và công viên Cần Thạnh). Hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy
chuẩn Việt Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực (nuôi trồng thủy sản
và bãi tắm).

Hầu hết
các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, Hg) trong nước biển ven bờ đều đạt
quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và
khu vực bãi tắm).

Tất cả
các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy đều đạt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa
biển).

Không
phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2
khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ
và trầm tích đáy.

So với
tháng 09/2013, các chỉ tiêu có xu hướng giảm: pH (9/9 trạm), dầu mỡ (9/9 trạm)
và coliform (5/9 trạm). Chỉ tiêu có xu hướng tăng: COD (6/9 trạm) và Pb (7/9
trạm) ở cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

So với
tháng 10/2012, các chỉ tiêu có xu hướng giảm: pH (5/9 trạm), COD (5/9 trạm) và
dầu mỡ (8/9 trạm). Riêng 2 chỉ tiêu
coliform và Pb có xu hướng không tăng giảm nhiều ở cả 2 khu vực nuôi trồng thủy
sản và bãi tắm.

Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ động vật
nổi
có số loài đạt cao nhất tại khu vực cửa sông là 23 loài
với tổng số cá thể cao nhất đạt 61771 cá thể/m3. Ở khu vực bãi triều
và khu vực khu du lịch có số loài đạt thấp nhất là 11 loài với tổng số cá thể
thấp nhất tại khu vực bãi triều đạt 4650 cá thể/m3.

Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ thực vật
nổi
có số loài đạt cao nhất tại khu vực cửa sông là 46 loài
với số tế bào cao nhất tại khu vực bãi triều đạt 33281 tế bào/lít. Ở khu vực
cửa sông có số loài thấp nhất đạt 31 loài với tổng số tế bào thấp nhất đạt 426
tế bào/lít.