Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
Đất ngập nước là những nơi mà nước là nhân tố
chính kiểm soát môi trường và hệ động thực vật sinh sống ở vùng đó. Vùng ngập
nước xuất hiện khi mực nước ở hay gần bề mặt của đất bị ngập bởi nước.
Theo Công ước Ramsar, vùng đất ngập nước được
bảo vệ bởi Công ước này được hiểu một cách rất rộng. Theo văn kiện của Công ước
này (Điều 1.1), đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tù nhiên
hoặc nhân tạo, có thể tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước
chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ
sâu không quá 6 mét khi triều kiệt”.
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
VQG Hồ Ba Bể – khu Ramsar thứ 3 của Việt
Nam
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
(Ảnh: hadinhchung)
Hơn thế nữa, với mục đích bảo vệ những vùng
này, Điều 2.1 cho rằng những vùng đất ngập nước trong danh sách các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của Ramsar: “Có thể gồm những vùng đất ven sông hoặc ven biển liền kề với vùng đất
ngập nước, các hòn đảo hoặc vùng nước biển có độ sâu hơn 6 mét khi triều kiệt
trong vùng đất ngập nước”.
Nhìn chung, có năm loại đất ngập nước chính:
۪
Vùng biển
(vùng đất ngập nước ven biển gồm phá ven biển, bờ đá và dải san hô);
۪
Vùng cửa sông
(gồm các vùng châu thổ, vùng đầm lầy có thủy triều và vùng đầm lầy đước);
۪ Vùng hồ
(vùng đất ngập nước quanh hồ);
Vùng
sông
(vùng đất ngập nước dọc theo sông suối) và
۪
Vùng đầm lầy
(gồm đầm lầy, bãi lầy, đất lầy).
Bên cạnh đó, có những vùng đất ngập nước do con người tạo nên như ao nuôi cá và tôm, ao
chăn nuôi, đất nông nghiệp được tưới tiêu, hồ muối, hồ chứa nước, hố đào cát
sỏi, nơi xử lý nước thải và kênh mương. Công ước Ramsar đã thông qua cách phân
loại đất ngập nước bao gồm 42 loại được chia thành 3 nhóm: đất ngập nước ở biển
và vùng ven biển, đất ngập nước nội địa, và đất ngập nước nhân tạo.
Theo Công ước, đất ngập nước ở biển được coi
là ®ất ngập nước khi có độ sâu không quá 6 mét khi triều kiệt (con số này được
cho rằng xuất phát từ độ sâu tối đa mà vịt biển có thể lặn được trong khi kiếm
ăn). Tuy nhiên, Công ước này cũng áp dụng với cả những vùng nước sâu hơn 6 mét
cũng như với các đảo nằm trong phạm vi vùng đất ngập nước được bảo vệ. Cũng cần
chú ý là hồ và sông – bất kể có độ sâu là bao nhiêu – cũng được coi là nằm trọn
vẹn trong phạm vi định nghĩa vùng đất ngập nước của Công ước Ramsar.
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Đất ngập nước xuất hiện ở mọi nơi từ địa cực tới
xích đạo. Hiện nay, người ta vẫn chưa biết chính xác diện tích đất ngập nước
chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích bề mặt trái đất. UNEP (Chương trình môi
trường Liên hiệp quốc) cho rằng diện tích này vào khoảng 570 triệu hecsta (5,7
triệu km²), tức là khoảng 6% diện tích bề mặt của trái đất, trong đó có 2% của
diện tích này là hồ, 30% là bãi lầy, 20% là đầm lầy và 15% là đồng bằng cửa
sông. Mitsch và Gosselink trong cuèn sách giáo khoa: “ Tiêu chuẩn đất ngập nước’’
(tái bản lần thứ 4, năm 2000) cho rằng diện tích này chiếm từ 4-6% diện tích bề
mặt đất của trái đất. Cây đước bao phủ khoảng 240.000 km² diện tích ven biển và
trên toàn thế giới diện tích san hô vào khoảng 600.000 km². Tuy nhiên báo cáo
đánh giá toàn cầu về tài nguyên đất ngập nước phục vụ cho COP7 của Ramsar tổ
chức vào năm 1999 trong khi khẳng định rằng “không thể chỉ ra một số liệu có
thể chấp nhận được về diện tích đất ngập nước trên toàn cầu” lại cho rằng, diện
tích này trên toàn cầu tối thiểu là từ 748-778 triệu hécta. Báo cáo này cũng
chỉ ra rằng nếu căn cứ vào các nguồn thông tin khác nữa thì con số “tối thiểu”
này có thể tăng lên từ 999 đến 4.462 triệu hécta.
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường