Ngày Môi trường thế giới 05-06- 2010:

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Bạn có biết rằng
con người là một trong hàng triệu loài? Hay chính xác hơn, theo ước tính của
các nhà khoa học con người là một trong số 15 triệu loài đang sinh sống trên
hành tinh. Trong khi dân số đang gia tăng một cách nhanh chóng thì phần lớn những
loài động vật và thực vật lại đang ngày càng suy giảm.

Tổng cộng có 17.291 loài được biết đến đang có nguy cơ tuyệt chủng – Từ những
loài ít được biết đến như thực vật và côn trùng tới các loài chim cỡ lớn và động
vật có vú. Tuy nhiên, đây cũng chỉ  là phần nổi của “tảng băng trôi”, thậm
chí có nhiều loài còn biến mất trước khi được phát hiện.

Đâu là lý do? Chính là hoạt động của con người. Với cách tiếp cận hiện nay của
chúng ta đối với vấn đề phát triển, con người đã gây ra sự mất mát của hàng loạt
các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới, suy
giảm ba phần tư số lượng các loài cá trong tự nhiên và thải ra lượng nhiệt quá
đủ để “giữ ấm” cho hành tinh trong vài thế kỷ tới. Con người đã làm gia tăng tốc
độ tuyệt chủng của các loài gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tự nhiên.
 

 

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Hậu
quả là, chúng ta đang làm gia tăng mối nguy hiểm do việc đánh mất những nền tảng
cơ sở của sự tồn tại. Sự đa dạng của cuộc sống trên hành tinh được gọi là “Đa dạng
sinh học”, nó cung cấp cho chúng ta thức ăn, thuốc uống, quần áo, nhiên liệu và
nhiều, nhiều thứ khác. Bạn không nghĩ rằng một con bọ cánh cứng ở sân hay những
bãi cỏ bên lề đường lại có những mối liên hệ cơ bản gì với bạn – nhưng nó có. Khi
một loài bị biến mất khỏi sự sống, có thể sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ.

Vì lý do này, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2010 là Năm Quốc tế về Đa dạng
sinh học. Đây là cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với
đời sống con người, phản ánh những thành tựu của chúng ta về bảo tồn đa dạng
sinh học và nỗ lực để giảm tỷ lệ mất đa dạng sinh học.

Chủ
đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2010 là “Nhiều loài – Một hành tinh – Tương
lai chúng ta”.
Chủ đề này một lần nữa kêu gọi cộng đồng cùng chung tay
bảo tồn sự đa dạng của cuộc sống trên hành tinh. Một hành tinh không có đa dạng
sinh học sẽ là một viễn cảnh thật ảm đạm. Con người và sinh vật cùng chia sẻ một
không gian sống trên một hành tinh, và chỉ có bảo tồn sinh vật chúng ta mới tạo
ra được một tương lai bền vững và thịnh vượng.

Ngày Môi trường thế giới năm nay là cơ hội để chúng ta huy động sức mạnh các
nhân và tập thể ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật. Những nỗ lực
của chúng ta đã cứu mốt số loài bên bờ tuyệt chủng và đã phục hồi một số sinh cảnh
tự nhiên quan trọng của thế giới. Trong Ngày Môi trường thế giới, chúng ta hãy
quyết tâm làm nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa để giành chiến thắng trong cuộc đua
chống lại sự tuyệt chủng.

Nguyễn Đình Đáp (Theo
UNEP)


Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường