Khám phá những phác họa thần kỳ từ thiên nhiên!

v:* {behavior:url(#default#VML);}
o:* {behavior:url(#default#VML);}
w:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

 

Trong thế giới của
Janine Benyus, những bậc kiến trúc sư, nhà sản xuất xe hơi, kỹ sư hay người chế
tạo nội thất gia dụng không nhìn vào máy tính để giải quyết những thử thách
trong thiết kế mà nhìn ra thế giới bên ngoài, thế giới xung quanh họ.

Nhà viết báo khoa học tự nhiên đồng thời là tham vấn viên cho
rằng hầu hết nguồn cảm hứng sáng tạo đều đến từ mô phỏng của thiên nhiên. Triết
lý này đã mang về cho bà nhiều giải thưởng, trong đó bao gồm Giải thưởng của UNEP vào năm 2009 Earth and Time
International Hero of the Environment
(tạm dịch là Trái đất và Người hùng
đương đại của Môi trường).

Từ thuở ấu thơ ở thị trấn nhỏ ven rừng bang New Jersy, đến
ngôi nhà trên vùng núi cao của bà hiện tại ở Montana, Janine đã tích lũy một
kho kiến thức khổng lồ về đời sống thiên nhiên.

“Một thế giới bền vững đang tồn tại trên hành tinh chúng ta,
trong những cánh đồng thảo nguyên, trong các khu rừng, trên vùng lãnh nguyên
băng giá hay trong những rặng san hô. Việc tìm kiếm những giải pháp cho các vấn
đề như Biến đổi khí hậu nên bắt đầu từ đây, Những công nghệ cải tiến cuộc sống
đã được thử nghiệm đầy đủ trong 3.8 tỉ năm qua.”

Chính vì thế mà Benyus đã phổ biến rộng rãi ngành “Mô phỏng
sinh học” – Khoa học nghiên cứu thiên nhiên để tìm ra ý tưởng và mô phỏng những
quá trình nhằm giải quyết những khó khăn của con người.

Cốt lõi của ngành khoa học này là Thiên nhiên, đã giải quyết
được nhiều vấn đề hóc búa mà con người chúng ta đang vật lộn. Động vật, thực vật,
vi khuẩn… là những kỹ sư tài năng. Chúng có thể tìm được cái gì đang hoạt động,
cái gì đúng, cái gì đặc biệt, cái gì tồn tại sau cùng trên Trái Đất.

Nếu điều đó được xem như là “cõi niết bàn” của những nhà Môi
trường học, thì hãy xem xét những ví dụ minh chứng dưới đây:

 

<v:imagedata src="file:///C:DOCUME~1ADMINLOCALS~1Tempmsohtml1Cá heo – Bộ máy dự báo thời tiết

 225.000 người chết
trong cơn sóng thần Sumatran năm 2004. Điều khó khăn là làm sao dự đoán được những
cơn sóng thần dữ dội như thế để cảnh báo cho mọi người, bởi những làn sóng cao
hàng chục mét đánh vào bờ có thể chỉ là những cơn sóng có độ cao chừng vài
centimet khi chúng còn đang di chuyển trong lòng đại dương sâu thẳm ngoài khơi.
Để có những dự báo xác thực như thế nhằm tránh tổn thất về người và của, các
thiết bị cảm biến áp suất nhạy bén phải được định vị dưới độ sâu 6.000 mét, các
tín hiệu sau đó phải được chuyển tải lên mặt nước, nơi các vệ tinh sẽ tiếp nhận
và truyền dữ liệu về trung tâm dự báo. Tuy nhiên, việc truyền dữ liệu vài km
trong nước là một cản trở không nhỏ. Những đợt sóng âm di chuyển một quãng đường
dài trong nước có thể phản xạ và dao động với nhau làm ảnh hưởng tới độ chính
xác của thông tin.

Trừ phi, bạn là cá heo!

Cá heo có khả năng nhận biết tiếng gọi của một số loài đặc
trưng, hoặc

những tín hiệu huýt sáo (signature whistles) từ khoảng cách 25km,
chứng tỏ

khả năng giao tiếp và xử lý thông tin qua âm thanh một cách chính xác
bất chấp những thử thách về truyền đạt dữ liệu trong môi trường nước. Bằng việc
phát ra nhiều tần số để truyền tải thông tin, cá heo có thể đường đầu với tầm
phân bố âm thanh ở tần số cao, giúp chúng tiếp nhận thông điệp nhanh chóng và
xác thực. Dựa vào đặc tính âm học của loài này, các nhà khoa học đã phát triển
thiết bị tương tự như ‘modem’ cho việc truyền tải thông tin, hiện đang được sử
dụng trong hệ thống cảnh báo sóng thần tại Ấn Độ Dương.

 

Sản phẩm tẩy rửa hiệu quả 100% – Cây sen ?

<v:imagedata src="file:///C:DOCUME~1ADMINLOCALS~1Tempmsohtml1
“Tại sao nước lại không
bám được trên những chiếc lá?”. Hãy đặt câu hỏi ấy cho những em học sinh, hay
những người lớn như chúng ta đây, chắc chắn câu trả lời bạn nhận được là “Bởi
vì lá cây quá nhẵn và trơn”. Tuy nhiên, sen – Một trong những loài cây có lá
không thấm nước trên thế giới, thì lá của chúng chẳng trơn nhẵn chút nào! Nó có
bề mặt lá li ti và xù xì mà chúng ta có thể nhìn thấy được.

Thay vào đó, nước rơi trên lá sen sẽ  ‘trôi nổi’ trên những bẫy không khí được tạo
bởi hàng ngàn những khe hở li ti trên bề mặt lá. Chính vì thế mà chỉ cần một
cơn gió nhẹ, hay lá sen nghiêng một chút cũng đủ làm cho quả cầu nước trôi tuột
đi mất, cuốn theo những chất bẩn ra khỏi bề mặt lá

Ngày nay, bề mặt li ti, xù xì như thế được giới thiệu như là
một chất phụ gia của thế hệ mới trong lĩnh vực sản xuất sơn, kiếng, gốm sứ, góp
phần giảm đáng kể việc sử dụng hóa chất tẩy rửa. ví dụ như GreenShield, công
nghệ hoàn thiện vải lấy ý tưởng từ lá sen, đã có một bề mặt hoàn thiện thay vì
sử dụng lượng chất tẩy độc hại gấp 8 lần để xử lý

 

Mối –  Những kỹ sư
thiên tài!

Nhắc đến con mối, ai trong chúng ta cũng nghĩ chúng là những
tay phá hoại nhà cửa. Nhưng cao ốc Eastgate, một thiết kế phức hợp ở Harare,
Zimbabwe có một hệ thống thông gió mô phỏng theo gò đất tự làm mát của
Macrotermite Michaelseni, những con mối luôn duy trì nhiệt độ nhất định bên
trong tổ của chúng bất kể ngày hay đêm, trong khi nhiệt độ bên ngoài dao động từ
420C đến 30C

Cơ chế hoạt động của các tòa nhà chiếm 40% năng lượng con người
sử dụng, vậy nên làm thế nào để phát triển chúng theo hướng bền vững là điều cốt
yếu

Kiến trúc sư Mick Pearce đã cộng tác với các kỹ sư tại Arup Associates để tạo nên
Eastgate, tiết kiệm được 90% năng lượng cho hệ thống làm mát tương đương với
3.5 triệu USD.
 

Lê Anh (Theo UNEP)