Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế

SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHI CỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG

<img width="143" height="2" src="file:///C:UsersUSERAppDataLocalTempmsohtmlclip11clip_image001.gif” v_shapes=”_x0000_s1026″>

Số: 6045/CCBVMT-KHTH

Về đánh giá tình hình
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015
và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc

<img width="206" height="2" src="file:///C:UsersUSERAppDataLocalTempmsohtmlclip11clip_image002.gif” v_shapes=”_x0000_s1027″>

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/9//2014

Kính
gửi: Phòng Kế hoạch

Phúc đáp công văn số 6170/TNMT-KH ngày
28/8/2014 của phòng Kế hoạch Sở Tài nguyên và Môi trường về đánh giá tình
hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015
và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020. Căn
cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Chi cục Bảo vệ môi trường báo cáo những nội
dung như sau:

I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm
2011 đến nay và dự kiến đến năm 2015; Nhận xét, đánh giá:

1.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2011
đến nay và dự kiến đến năm 2015:

a.
Tình hình triển khai công tác kiểm tra,
giám sát ô nhiễm môi trường:


Công tác kiểm tra việc chấp hành quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ
và y tế trên địa bàn thành phố:

+ Từ
năm 2011 – 2014: kiểm tra 1.033 đơn vị
sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khám chữa bệnh y tế;

+ Năm
2015: số lượng dự kiến kiểm tra khoảng 400 đơn vị.


Công tác kiểm tra, giám sát việc nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

+ Từ
01/2012 – 2014: tiếp nhận và xử lý 52 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện nhập khẩu phế liệu;

+ Năm
2015: dự kiến tiếp nhận 20 hồ sơ.


Công tác phê duyệt, xác nhận việc hoàn
thành nội dung đề án Bảo vệ môi trường: từ khi Thông tư 01/2012/TT-BTNMT và
Thông tư 22/2014/TT-BTNMT có hiệu lực
thi hành, Chi cục đã tiếp nhận 362 hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi
trường.


Công tác xử lý ô nhiễm triệt để các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Trong số 37 cơ sở nằm trong
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, thì hiện 37/37 cơ sở đã
được rút tên, đã di dời, đã khắc phục ô nhiễm hoặc ngưng hoạt động. Trong đó
có 2 cơ sở (xi măng Hà Tiên và nhà máy
đóng tàu Ba Son) đã khắc phục ô nhiễm nhưng chưa di dời là do đặc thù
ngành nghề và nằm trong khu vực dân cư, theo quy hoạch thì lộ trình di
dời kéo dài đến năm 2017, 2018 và do Trung ương quản lý, Ủy ban nhân
dân thành phố đã có kiến nghị các Bộ ngành trung ương thực hiện di dời. Ngoài
ra còn thực hiện tái kiểm tra, đo đạc định kỳ 6 tháng/lần đối với các đơn vị đã
và chưa thực hiện rút tên theo quyết định 64/QĐ-TTg.


Công tác giám sát môi trường:

+ Năm
2011 – 2014: Hoàn thành công tác giám sát chất lượng nước mặt 2 đợt/năm tại 07
kênh rạch khu vực ngoại thành TP. HCM với tần suất, số lượng và chỉ tiêu đúng
kế hoạch đã phê duyệt: Rạch Nước Lên – Sông Chợ Đệm (quận Bình Tân), Kênh Thầy
Cai – An Hạ khu vực Lê Minh Xuân – Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh), Kênh Thầy
Cai – An Hạ khu vực Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), Kênh Tham Lương – Bến Cát
(Bình Tân, Quận 12, Gò Vấp), Kênh Thầy Cai – An Hạ khu vực sông Cần Giuộc
(ký kết liên tịch giữa Sở Tài nguyên & Môi trường Long An và Thành phố Hồ
Chí Minh), Khu vực Suối Cái – Xuân Trường (Quận 9, Thủ Đức), Kênh Ba Bò quận
Thủ Đức. Dự kiến năm 2014 – 2015, triển khai giám sát thêm 02 kênh rạch thuộc
khu vực ngoại thành TP.

+ Năm
2011 – 2015: Đo đạc định kỳ 6 tháng/lần chất lượng không khí xung quanh và lấy
mẫu nước đầu ra tại các trạm xử lý nước thải tập trung của 15 KCX/KCN và các
cụm công nghiệp.


Tiến độ thực hiện Đề án bảo vệ môi
trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố HCM giai đoạn 2011 – 2015:

+ Hoàn
chỉnh báo cáo tổng kết 5 năm (2007 – 2012) triển khai Đề án bảo vệ môi trường
lưu vực sông Đồng Nai gửi Bộ TNMT. Phối hợp với Tổng cục Môi trường tổ chức Hội
nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
tại Hội trường UBND TP ngày 11/01/2013.

+ Báo
cáo tham luận tại Cuộc họp tổng kết năm 2013, 2014 triển khai Đề án bảo
vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai tổ chức tại Bình Dương và Tp.HCM.

+ Năm
2015: tiếp tục báo cáo công tác triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông
Đồng Nai trên địa bàn thành phố.


Công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường:

+ Hàng
năm triển khai chương trình “Tập huấn nâng cao năng lực phối hợp trong công tác
ứng phó sự cố dầu tràn”, thành phần tham dự gồm cán bộ 24 Quận/huyện, Chi cục Bảo
vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan.

+ Đã
trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố
tràn dầu của thành phố, Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã họp thẩm định Kế
hoạch vào ngày 14/11/2013 tại Hà Nội.


Công tác tham mưu soạn thảo cơ chế,
chính sách văn bản quy phạm pháp luật:

+ Thực
hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về xây dựng Chương trình hành động chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Hoàn
tất Chương trình hành động trình Ủy ban nhân dân thành phố.

+ Triển
khai thực hiện xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường xã nông thôn mới cho 57 xã
nông thôn mới trên địa bàn thành phố (công văn số 3470/CCBVMT-KSON ngày
01/10/2013).

+ Dự
thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của
Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực Bảo vệ môi
trường.

+ Dự
thảo Chỉ thị tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.
HCM; dự thảo triển khai thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại
TP. HCM giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến 2020”.

+ Tham
mưu lập danh sách bổ sung đợt 1 các cơ sở nhà đất gây ô nhiễm môi trường, không
phù hợp quy hoạch gửi Ủy ban nhân dân thành phố tại công văn 7479/TNMT-CCBVMT
ngày 11/11/2013.

+ Tiếp
tục rà soát lại Quyết định 200/2004/QĐ-UB: hoàn thành tổng hợp góp ý sau buổi
họp với Sở Tư pháp (lần 2) về danh mục các ngành nghề không đặt trong khu dân
cư, xác định quy hoạch hoặc khu vực, địa điểm được phép đầu tư.

+ Tham
mưu ban hành Quy định Phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.


Thực hiện tốt công tác phối hợp với các
Sở ban ngành.

b.
Tình
hình thực hiện
công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường:


Công
tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):

+
Năm 2011: 70 dự án;`

+
Năm
2012
:
134 dự án;

+
Năm
2013
:
149 dự án;

+
9 tháng đầu năm 2014: 93 dự án;

+
Dự
kiến
quý
4/
2014 – 2015: 150 dự án.


Công
tác kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án:

+
Năm 2011: 10 hồ sơ;

+
Năm 2012: 12 hồ sơ;

+
Năm
2013: tiếp nhận 62 hồ sơ. đã tổ chức kiểm tra thực tế 61 hồ sơ, trong đó 46 hồ
sơ đã được lãnh đạo Sở ký xác nhận, còn 15 hồ sơ còn lại có 01 hồ sơ chưa đủ
điều kiện xác nhận (Nhà máy thuộc da Hào Dương), 05 hồ sơ kết quả phân tích mẫu
không đạt yêu cầu, 01 hồ sơ chưa có giấy phép xây dựng, 03 hồ sơ đang trình
lãnh đạo, 05 hồ sơ đang trong quá trình hoàn thiện
;

+
9 tháng đầu năm 2014: 21 dự án;

+
Dự
kiến
quý
4/
2014 – 2015: 40 hồ sơ;


Công
tác kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với
các dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM:

+
Năm 2011: 150 dự án.

+
Năm 2012: 48 dự án.

+
Năm
2013: Chi cục đã tăng cường tập trung vào công tác hậu kiểm, kiểm tra việc thực
hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Cụ thể: từ tháng 3/2013 tiến hành hậu kiểm 104 dự án đã có quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM từ năm 2007 – 2011. Kết quả kiểm tra có 48 dự án (46%) đã đi vào
hoạt động, trong đó 30 dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất, 41
dự án có thực hiện báo cáo giám sát chất lượng môi trường; 44 dự án (42%) chưa
xây dựng và đang trong quá trình xây dựng; 09 dự án tạm ngưng; 01 dự án huỷ; 02
dự án thay đổi chủ đầu tư. Các dự án đã đi vào hoạt động cũng như đang trong
quá trình xây dựng nhưng chưa thực hiện đúng hoặc đầy đủ các nội dung trong báo
cáo ĐTM đã phê duyệt đã được Chi cục BVMT nhắc nhở và yêu cầu khắc phục.

+
Dự
kiến năm 2014 – 2015: 180 dự án.


Công
tác phối hợp: tham gia các quy trình hướng dẫn thủ tục cải cách hành chính, góp
ý thủ tục cải cách hành chính đối với dự án đầu tư xây dựng công trình do Sở
Xây dựng chủ trì; Tham gia góp ý về dự toán thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường đối với dự án thuộc ngân sách nhà nước do Sở TN&MT chủ trì; Tham
mưu lãnh đạo Sở TN&MT ý kiến đối với các dự án thẩm định đánh giá tác động
môi trường chiến lược do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; …


Thực
hiện công tác hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, quận huyện về công tác thẩm định
ĐTM
;


Thực
hiện kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
môi trường và các văn bản do Sở ban hành liên quan đến môi trường

năm 2014;


Chuẩn bị cập nhật và thông tin về thủ
tục hành chính mới theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;


Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992;


Góp ý dự thảo Nghị định về đánh giá môi
trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường
ngày 22/12/2014.

c.
Công
tác thu phí bảo vệ môi trường:

Trong
những năm qua, Chi cục Bảo vệ môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi
trường 24 Quận/huyện, Ban quản lý các Khu chế xuất-Khu công nghiệp trên địa
bản thành phố triển khai công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp, cụ thể như sau:


Tập
huấn, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện các quy định, quy trình kê khai,
nộp phí bảo vệ môi trường; kiểm tra, thẩm định, thông báo nộp phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp; đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chậm nộp
phí, nợ phí thực hiện nghĩa vụ nộp phí đúng quy định;


Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp từ năm 2011 đến tháng 8 năm 2014 với số tiền là 33.895.314.685
đồng. Dự kiến từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 số tiền phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp sẽ thu được là
11.000.000.000 đồng

d.
Công
tác thông tin truyền thông môi trường:


Chương
trình truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp: tổ chức tập huấn
sản xuất sạch hơn (SXSH) cho khoảng 1000 lượt doanh nghiệp với hơn 2600 người tham dự; hướng dẫn triển khai áp dụng sản xuất
sạch hơn cho 56 doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn thành phố; Tiến hành
biên soạn và phát hành 06 sổ tay hướng dẫn đánh giá SXSH và kiểm toán
năng lượng; tổ chức giải thưởng Doanh nghiệp xanh
(giai đoạn 2011- 2012) nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có quan tâm và thực
hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, cụ thể trong đã có 50 doanh nghiệp được
công nhận là Doanh nghiệp xanh
; tổ chức Giải thưởng Môi trường
(giai đoạn 2012-1013) nhằm tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu có ý thức
và hoạt động hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, đã tổ chức các hội thảo đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh
nghiệm về Sản xuất sạch hơn giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà
quản lý; thiết kế và in ấn 500 tờ rơi và 4000 túi giấy tuyên truyền về
SXSH cho doanh nghiệp và công nhân lao động. Tổ chức Hội
thi bảo vệ môi trường dành cho đối tượng doanh nghiệp;


Cử 10 lượt cán bộ tham gia tập huấn nâng
cao năng lực triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng, các kỹ năng phục vụ công tác truyền thông Bảo vệ môi trường;


Chương
trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các khu dân cư, trường học:

+
Phối
hợp với Đài tiếng nói nhân dân
thành phố thực hiện chuyên mục phát thanh “Môi trường và
cuộc sống” trong chương trình “Tri thức và Sáng tạo” trên sóng AM610KHz của
Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM với thời lượng 10 phút/chuyên đề, từ 8 giờ
đến 8 giờ 30 vào các ngày thứ 4 hàng tuần và phát sóng lại từ 22 giờ
đến 22 giờ 30 cùng ngày
, thực hiện liên tục trong các năm
2011-2015. Phối hợp với Đài truyền hình
VTV9 và VTC9thực hiện chương trình truyền hình định kỳ hàng tuần “ Sống thân
thiện với môi trường” trên sóng (năm 2010-2011)

+
Tổ
chức 0
8 lễ mít-tinh cấp thành phố hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia
nước sạch vệ sinh môi trường
và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6”, “Chiến dịch Làm cho thế
giới sạch hơn”; 01 lễ phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn cấp quốc
gia (năm 2011)
, 01 lễ Mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới
cấp Quốc gia ( năm 2013)
.

+
Tổ
chức
10 hội thi cấp thành phố cho các đối tượng: học sinh các
cấp, sinh viên, cán bộ, hội viên của các đoàn thể, công nhân và cộng đồng dân
cư như hội thi Sống Xanh, Tự hào khu dân cư tôi, Tuyên truyền bảo vệ tài nguyên
và môi trường Biển và hải đảo, Vẽ tranh chúng em cùng nhau bảo vệ rừng, Đa dạng
sinh học và hội thi Tiểu phẩm cấp Thành phố, … Năm 2015 tiếp tục tổ chức hội
thi cấp thành phố về tuyên truyền bảo vệ tài nguyên và môi trường Biển và hải
đảo cho học sinh cấp II.

+
Tổ
chức 1
56 đợt tập huấn cho khoảng 150.000 lượt học viên là lực lượng tuyên truyền viên nòng
cốt các Đoàn thể; cán bộ phụ trách môi trường quận/huyện, phường/xã; Ban điều
hành khu phố, tổ trưởng tổ dân phố, người dân tại khu phố, các đội thanh niên
tình nguyện vì môi trường. Phát hành và phân phối khoảng
1.500.000 tờ bướm tuyên truyền các loại như Ô nhiễm không khí
trong nhà, Bảo vệ nước sạch, Bảo vệ kênh rạch, Bàn tay nhỏ – hành động lớn,
Tiêu dùng xanh, Biến đổi khí hậu… lắp đặt hàng trăm panô, phướn, băng rôn tuyên
truyền trong các dịp tổ chức phong trào bảo vệ môi trường với các khẩu hiệu
tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống, bên cạnh đó còn
tiến hành biên soạn cẩm nang và tài liệu hướng dẫn công tác Bảo vệ môi trường.
Ngoài ra một số hoạt động khác như triển lãm ảnh “Hành động vì Môi trường thành
phố tôi yêu”,
triển lãm ảnh về Bảo vệ Kênh rạch , đạp xe diễu hành kết hợp với tuyên truyền về bảo vệ môi
trường … cũng được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả các phong trào
truyền thông về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, tham gia tổ chức 0
5 gian hàng tái chế với chủ đề “Môi trường và cộng đồng”
trong ngày hội tái chế chất thải được tổ chức hàng năm. Đồng thời tham gia và
tổ chức
04 lần
“Triển lãm
Ngành Tài Nguyên và Môi trường” tham gia Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh
đón chào năm mới
các năm 2012, 2013, 2014, 2015”.


Triển
khai các chương trình liên tịch bảo vệ môi trường:

+
Chương
trình liên tịch với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Phối hợp triển khai cuộc
vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” tại các phường, xã điểm có kênh
rạch bị ô nhiễm. Định kỳ hàng tháng ra quân tổng vệ sinh, nạo vét cống rãnh,
khơi thông dòng chảy, đồng thời hưởng ứng các sự kiện môi trường của thành phố
như thu gom rác thải, phế liệu nhằm hưởng ứng các ngày lễ 30/4, 1/5, 19/5, …
Phối hợp với địa phương xây dựng và ban hành bản quy ước – cam kết về bảo vệ
môi trường cho khu dân cư và hộ gia đình. Tổ chức hội thi “Môi trường và cuộc sống”,
hội thảo “Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả Cuộc vận động với sự tham gia
của chính quyền và người dân địa phương”, …

Trong năm 2014 – 2015, tiếp tục duy trì, nhân rộng mô
hình cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” tại các phường, xã
điểm; triển khai
nhân rộng và nâng cao hiệu quả công tác
triển khai
mô hình
khu phố không rác trên toàn địa bàn thành phố.

+
Chương
trình liên tịch với Hội liên hiệp Phụ nữ: Phối hợp tổ chức hội thi “Tìm kiếm
các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường thành phố”
,
“Nữ tiểu thương và công tác bảo vệ môi trường”
. Tổ chức 03 chuyến tham quan và học tập thực tế về quy
trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của TP. HCM cho các cán bộ nòng cốt
của hội; phối hợp tổ chức các đợt tập huấn về các kiến thức cơ bản cho các cán
bộ hội viên và lồng ghép các chuyên đề tập huấn về BVMT nông thôn cho các CLB
Phụ nữ tại 06 xã nông thôn mới.
Tổ chức và nhân rộng mô hình Câu
lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường trên khắp địa bàn thành phố. Phối hợp
tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ hệ thống kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè.
Tổ chức hội thảo “Giải pháp bảo vệ môi trường nước sông,
kênh rạch với sự tham gia của cộng đồng”.

+
Chương
trình liên tịch với Liên đoàn lao động thành phố: Nhân rộng mô hình Khu nhà trọ
công nhân Xanh – Sạch – Đẹp với các nội dung: khuyến khích các hoạt động tổng
vệ sinh định kỳ trong khu nhà trọ, tập huấn cung cấp kiến thức cơ bản và các
thói quen tốt trong sinh hoạt có lợi cho môi trường; tổ chức hội nghị tổng kết
và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữ gìn
vệ sinh môi trường trong khu nhà trọ kết hợp ngày hội “Công nhân với môi
trường” tại 4 khu nhà trọ xanh sạch đẹp của H. Hóc Môn. Dự kiến năm 2015 phối hợp tổ chức tập huấn cho doanh
nghiệp và
hội thi về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.

+
Chương
trình liên tịch với Thành đoàn: tổ chức
25 ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động ra quân tổng vệ
sinh, nạo vét kênh rạch, xoá các mẫu quảng cáo sai quy định trên đường và cột
điện.

Tập huấn các kiến thức cơ bản và kỹ năng truyền thông môi trường cho lực lượng
đoàn viên thanh niên tham gia các chiến dịch tình nguyện vì cộng đồng.

+
Chương
trình liên tịch với Hội nông dân và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Phối hợp tổ chức Hội thi “Tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông
nghiệp và ngành nghề nông thôn” lần 6 cho các xã nông thôn mới và ngoại thành,
“Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường” tại xã Xuân Thới Thượng – Huyện Hóc
Môn.

Phối hợp triển khai chương trình tập huấn cho các xã xây dựng nông thôn mới cấp
thành phố. Phối hợp tổ chức hội thi Vườnsinh thái đẹp (2 năm/lần)

+
Chương
trình liên tịch với Hội cựu chiến binh: Phối hợp xây dựng thí điểm chương trình
“Con hẻm xanh” cho khu dân cư 3 Thị trấn Tân Túc – huyện Bình Chánh; Tổ chức
tập huấn cho lực lượng nòng cốt các chi hội tại Tân Túc và H. Bình Chánh cùng
người dân tại KP3 Thị trấn Tân Túc. Tổ chức hội thảo về các giải pháp thực hiện
tiêu chí xanh nhà, xanh cộng đồng, tổ chức kiểm tra và tổng kết việc thực hiện
nhân rộng mô hình. Xây dựng chương trình “Con hẻm Xanh – Sạch – Đẹp” tại Quận
6, 8, 10, Tân Bình, Bình Thạnh với nhiều nội dung tuyên truyền. Phối hợp tổ
chức Hội nghị tổng kết mô hình câu lạc bộ “Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi
trường” và mô hình “Con hẻm Xanh – Sạch – Đẹp” cấp thành phố năm 2014.
Tổ
chức tập huấn cho 500 lượt lực lượng hội viên nòng cốt.

+
Tổ chức hội nghị liên hoan các mô hình điểm cấp thành phố nhằm biểu dương các cá nhân, tập thể, đơn
vị tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường cho
các đoàn thể liên tịch
.


Đẩy
mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường nước, cải thiện chất lượng môi trường
kênh rạch, sông trên địa bàn thành phố: Lồng ghép nội dung bảo vệ kênh rạch và
khuyến khích cộng đồng cùng tham gia các hoạt động tổng vệ sinh kênh rạch và
trong các phong trào bảo vệ môi trường thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường
thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Chủ Nhật xanh, … Ngoài ra, Chi
cục Bảo vệ môi trường đã tổ chức một số hoạt động như:

+
Tuyển
tập phim
,
các tài liệu
tuyên truyền về
lưu vực sông dành cho công tác tuyên truyền đến hội viên các đoàn thể và khu
dân cư.

e.
Công
tác quan trắc chất lượng môi trường:


Duy
trì các hoạt động quan trắc chất lượng nước và quan trắc chất lượng không khí
tại Tp.HCM
, bao gồm: 15 điểm quan trắc chất lượng không khí, 15 điểm
đo đạc thủy văn lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, 26
điểm
quan trắc nước mặt, 15
điểm quan trắc nước kênh rạch, 15 trạm quan trắc nước dưới
đất, 09
điểm quan trắc nước biển ven bờ;


Đảm bảo công tác thu nhận, đánh giá, xử lý và
báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường định kỳ đạt yêu cầu và
chất lượng
;


Xây
dựng và trình phê duyệt bộ đơn giá quan trắc môi trường Tp.HCM
;


Xây
dựng và trình phê duyệt “đề án tổng thể phát triển mạng lưới quan trắc
môi trường Tp.HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
;


Xây
dựng, trình phê duyệt và triển khai dự án “Đầu tư Trung tâm Quan trắc và
phân tích môi trường” bao gồm: xây dựng trụ sở làm việc, đầu tư trang
thiết bị phòng thí nghiệm, đầu tư 02 trạm quan trắc không khí tự động, 02 trạm
quan trắc nước mặt tự động
;


Tham
gia thực hiện dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước” với tổ chức
JICA (Nhật Bản)
;


Tham
gia xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình
xây dựng Hệ thống thông tin Quản lý Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM giai đoạn
2014 – 2020
;


Chủ
trì soạn thảo báo cáo dữ liệu môi trường nước mặt phục vụ xây dựng Báo cáo chất
lượng môi trường quốc gia năm 2012
;


Phối
hợp làm việc với Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất TP.HCM xây dựng và trình
Ủy
ban nhân dân
thành phố ban
hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu về tài nguyên và
môi trường trên địa bàn Tp.HCM
;


Phối
hợp với Viện Khoa học và Công nghệ tính toán xây dựng và triển khai phần mềm
“Hệ thống thông tin môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai” nhằm quản lý và
truy xuất cơ sở dữ liệu môi trường; tham gia xây dựng dự án “Xây dựng và
triển khai hệ thống tích hợp quản lý thông tin môi trường trực tuyến”
;


Phối
hợp với Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) và Sở Thông
tin truyền thông triển khai khảo sát, lắp đặt và đưa vào vận hành các trạm
quan trắc cảm biến về chất lượng nước và giảm nhẹ thiên tai tại cầu An Hạ
(kênh Thầy Cai) và tại Cần Giờ
;


Phối
hợp làm việc với Trung tâm Quan trắc – Tổng cục Môi trường về khả năng cập
nhật, khai thác số liệu trên Cổng thông tin Quan trắc môi trường quốc gia và hệ
thống thông tin môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
;


Phối
hợp với tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) nhằm hỗ trợ công tác xây dựng
và phát triển hệ thống quan trắc tự động, chuẩn hoá hoạt động quan trắc
;


Xây
dựng và triển khai kế hoạch hợp tác với Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung
số (NISCI) nhằm tiếp nhận và quản lý dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự
động
;

f.
Tình
hình thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường:


Năm
2011 – 2014:
Tổng hợp, dự thảo Báo cáo tóm tắt sơ kết 4 năm
(2011 – 2014) thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường; Gửi văn bản cho
Sở KH&ĐT, phối hợp với Sở Tài chính giải trình cụ thể 03 chương trình
ưu tiên thực hiện trong năm 2014 nhằm đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch triển
khai thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015; P
hát hành văn bản yêu cầu các đơn vị có liên quan báo cáo
tiến độ thực hiện, ước tính mức độ hoàn thành 38 Chương trình, Đề án.


2015:
Tiếp tục báo cáo 05 năm triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai
đoạn 2011 – 2015.

2.
Nhận
xét, đánh giá

a.
Những
mặt tích cực:


Trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, Chi cục đã tập trung thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố. Phối
hợp chặt chẽ, có hiệu quả với đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
;


Công tác điều phối thực hiện chương trình Giảm ô
nhiễm môi trường đã thành lập riêng tổ chuyên môn theo dõi thực hiện Chương
trình, nhìn chung công tác tổng hợp báo cáo và đôn đốc các đơn vị liên quan
thực hiện được triển khai nhanh chóng và chặt chẽ
;


Trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường, Chi cục
thường xuyên tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và hoàn thiện quy
trình thủ tục thẩm định đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 theo hướng đơn giản hoá và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
Công tác hậu kiểm sau ĐTM, kiểm tra và xác nhận việc hoàn thành các nội dung
của báo cáo và quyết định phê duyệt ĐTM ngày càng được tập trung thực hiện
;


Qua thời gian áp dụng triển khai
thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, cho
đến nay phần lớn các đơn vị sản xuất đã chủ động hơn trong việc kê khai,
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các đơn vị sản xuất đã
thực hiện xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế việc
xả thải các chất ô nhiễm ra môi trường; sử dụng tiết kiệm nguồn nước hoặc
tái sử dụng nguồn nước sau xử lý để dùng vào mục đích khác. Tuy
nhiên, vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc việc kê khai,
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định
;


Chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp đã đề xuất được nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp áp
dụng có hiệu quả, qua đó giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng đồng thời giảm
ô nhiễm môi trường. Các hoạt động tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của
các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhận ra tiềm năng áp dụng các giải pháp SXSH
không tốn nhiều chi phí đầu tư và tự bản thân các doanh nghiệp có thể tự áp
dụng một số giải pháp SXSH đơn giản vào quy trình sản xuất của mình;


Hoạt
động tập huấn đã phổ biến các kiến thức cơ bản về môi trường, Ô nhiễm trong
nhà, Biến đổi khí hậu, Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng…cho rộng rãi các
đối tượng như ban điều hành khu phố, tổ dân phố, hội viên hội phụ nữ quận
huyện, thanh niên tình nguyện, …


Tổ
chức giải thưởng Doanh nghiệp xanh lần 3 thu hút được nhiều đối tượng doanh
nghiệp tham gia, qua đó động viên khuyến khích được doanh nghiệp tham gia ngày
càng tích cực vào công tác bảo vệ môi trường;


Phối
hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể như Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Thành đoàn, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến
binh, Mặt trận tổ quốc và phòng tài nguyên môi trường các Quận huyện trong việc tổ chức tập huấn, hoạt động phong
trào, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường. Kịp thời tham
mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phát động với Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân
24 Quận huyện tổ chức hưởng ứng chương trình Giờ trái đất và tổ chức các sự
kiện môi trường của ngành;


Thông
qua hoạt động quan trắc đã ghi nhận, phát hiện và cảnh báo kịp thời hiện
trạng chất lượng môi trường, qua đó giúp các đơn vị chức năng tham mưu, đề
xuất các chính sách, biện pháp quản lý góp phần giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao
chất lượng môi trường thành phố, góp phần thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng
bộ thành phố lần thứ IX về chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011
– 2015. Chủ động đề xuất cơ quan chức năng có thẩm quyền, triền khai công
tác phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nhằm đánh giá toàn
diện và kiểm soát chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường của thành phố;


Công
tác phân tích, đánh giá số liệu và tổng hợp báo cáo quan trắc chất lượng môi
trường của thành phố ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia thực hiện
dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước” với tổ chức JICA (Nhật
Bản);


Công
tác quản lý, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu môi trường từng bước hoàn thiện
theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài nguyên môi trường và đáp ứng yêu cầu thực
tiễn quản lý;


Tích
cực chủ động tham gia và tìm kiếm các chương trình, dự án hợp tác trong nước và
nước ngoà