Báo cáo tình hình KT-XH năm 2014 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015.

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHI CỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG

Số:
6508/CCBVMT-KHTH

Về
báo cáo tình hình KT-XH năm 2014 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015.

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc
Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Thành phố Hồ
Chí Minh
,
ngày 27 tháng 10 năm 2014

Kính
gửi: Phòng Kế hoạch.

Trả lời công văn số 7492/TNMT-KH ngày
17 tháng 10 năm 2014 của Phòng Kế hoạch – Sở Tài nguyên và Môi trường về báo
cáo
tình
hình kinh tế – xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015. Chi
cục Bảo vệ môi trường báo cáo như sau:

I. Kết quả thực hiện công tác năm 2014.

1. Về rà soát và đơn giản hoá thủ tục
hành chính hiện hành:


Trong năm 2014, Chi cục tiếp tục thực
hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;


Xây dựng và hoàn thiện quy trình thủ tục
thẩm định đánh giá tác động môi trường; quy trình cấp giấy xác nhận hoàn thành
các nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt, quy trình
cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; quy trình chuyển phản ánh,
khiếu nại của người dân; quy trình thu phí bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008.

2. Về công tác kiểm tra, giám sát ô
nhiễm môi trường:


Công tác kiểm tra việc chấp hành quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và y
tế trên địa bàn thành phố: 400 đơn vị;


Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh
chấp về môi trường: tiếp nhận 03 hồ sơ và chuyển đơn vị xử lý;


Công tác phê duyệt và xác nhận hoàn thành nội
dung Đề án Bảo vệ môi trường: tiếp nhận 56 hồ sơ;


Công tác kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất: tiếp nhận và kiểm tra 12 hồ sơ;


Triển khai các chương trình
giám sát chất lượng môi trường:

+ Phối hợp đơn vị tư vấn khảo sát và thực hiện giám sát tuyến
kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật;

+ Đã triển khai thực hiện giám sát chất lượng môi trường các kênh
rạch ngoại thành quý 1,2,3,4/2014 theo kế hoạch đã phê duyệt;


Dự thảo Kế hoạch bảo vệ môi trường theo Quyết
định số 166/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Đã dự thảo Kế hoạch lần 1, gửi UBND
24 Quận – huyện và các Sở Ban ngành góp ý trước khi trình Lãnh đạo
Sở ký gửi UBND thành phố.

3. Về xây dựng năng lực
ứng phó sự cố tràn dầu.


Hoàn thiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn
dầu, đã được Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia phê duyệt. Đồng thời, đã
hoàn thiện sơ bộ đối với 02 bản Quy chế phối hợp với Công ty Đại Minh và các
Sở, ban, ngành liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

4. Về triển khai có hiệu
quả Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015.


Tổng hợp, dự thảo Báo cáo tóm tắt sơ
kết 4 năm (2011 – 2014) thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường;


Riêng đối với 03 chương trình bổ sung
thực hiện trong năm 2014 nhằm đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015 cụ thể gồm:

+ Chương trình
“Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường” đền nay đã được Sở Tài Chính thẩm định, trình
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Hiện nay, Chi cục đang triển khai thực
hiện, dự kiến hoàn thành trong quý I/2015;

+ Hai chương trình “Thiết lập bản
đồ lan truyền ô nhiễm đối với nguồn nước trên địa bàn thành phố” và “Thiết lập
bản đồ lan truyền ô nhiễm đối với không khí đối với hoạt động giao thông và sản
xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố” đã được Sở Tài chính ghi vốn thực hiện
trong năm 2015
.

5.
Công tác xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:


Tổng họp danh sách các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Quận/huyện và tham mưu UBND thành phố
ban hành danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc theo hướng
dẫn tại Thông tư 04/TT-BTNMT. Triển khai, thực hiện đo đạc, giám sát chất
lượng môi trường tại các đơn vị đã hoàn thành hoặc thuộc danh sách theo QĐ
64/QĐ-TTg: 17 đơn vị.

6.
Tiến độ thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu
vực sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015:


Đã được UBND TP phê duyệt nhân sự Ban chỉ
đạo Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai;


Họp báo cáo với Văn phòng Ủy ban lưu vực
sông Đồng Nai về tình hình triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu
vực sông Đồng Nai trên địa bàn Tp.HCM và chuẩn bị cho cuộc họp cuối
năm của Ủy ban dự kiến tổ chức tại TpHCM vào tháng 11/2014;

7.
Về kế hoạch hành động
của Tp. HCM về đa dạng sinh học đến 2015 và định hướng 2020:


Chi cục đã tổ chức họp, tham khảo ý kiến
chuyên gia để
xây dựng phương án và dự toán chương trình “Xây dựng
kế hoạch hành động về đa dạng sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020”. Phương án này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính tổ chức
thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố mở nguồn kinh phí dự phòng để triển
khai thực hiện trong năm 2014
.

8.
Về công tác thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường:


Công tác thẩm định phê duyệt đánh giá tác động
môi trường:

+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
tiếp nhận mới 113 dự án đánh giá tác động môi trường; tổ chức họp thẩm
định 129 dự án; đã trình Lãnh đạo Sở xem xét, ra quyết định phê duyệt 104 dự
án. Các hồ sơ dự án còn lại đang trong quá trình xử lý theo thủ tục
hiện hành.


Công
tác kiểm tra hậu kiểm:

+ Công tác kiểm tra hậu kiểm các dự án xây dựng
có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu dân cư có diện tích từ 20 ha trở
lên tại các Quận 2,6,7, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần
Giờ, Củ Chi. Kết quả kiểm tra như sau: 8 dự án chưa triển khai xây dựng; 37 dự
án đã và đang xây dựng.


Công
tác xác nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Tiếp nhận 22 hồ sơ dự án, đã kiểm tra thực tế
21 dự án, xác nhận hoàn thành 21 dự án, 01 dự án đang tiếp tục triển khai
Đoàn công tác thực hiện.


Công
tác cam kết bảo vệ môi trường:

+
Theo danh sách tổng hợp từ báo cáo của các Quận/huyện gửi về, số lượng cam kết
bảo vệ môi trường của 23 Quận/huyện năm 2014 là 489 dự án, (thiếu Quận Gò Vấp
chưa gửi báo cáo).


Tham
gia góp ý Dự thảo và rà soát văn bản pháp quy, các góp ý đối với
các dự án khác theo yêu cầu của cơ quan cấp trên:

+
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi;
Dự thảo Nghị định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường; Tờ trình và Quyết định Thủ tướng Chính phủ ban
hành cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công
cộng; Dự thảo các Quyết định về Tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà đầu tư lĩnh
vực cấp nước sạch và xử lý nước thải sinh hoạt; v.v…

+
Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục thẩm
định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tham gia công tác kiểm
tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2014.

+ Xây dựng và hoàn thiện quy trình thủ tục thẩm định
đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

+ Soạn thảo các văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân,
Quận/ huyện về công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Tham
gia họp, có ý kiến đối với các dự án: Tiêu thoát nước kênh Tham Lương, Bến
Cát, Rạch Nước Lên; Phương án điều chỉnh bố trí mặt bằng Nhà máy xử lý nước
thải Tham Lương, Bến Cát; Các dự án Vệ sinh môi trường; Dự án Cải tạo Rạch
Xuyên tâm; Dự án thành lập Cụm công nghiệp Bàu Trăn; Dự án thành lập Khu kinh
tế đặc biệt Tp.HCM; Phương án đầu tư xây dựng thí điểm làng nghề tập trung tại
Vườn thực vật, Củ Chi; Dự án xây dựng hầm chui nút giao thông An Sương; Phương
án xây dựng thí điểm Trạm XLNT cho khu dân cư Bình Khánh, Cần Giờ; v.v…

+ Tham gia góp ý về dự toán thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường đối với dự án thuộc ngân sách nhà nước do Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì;

+ Tham mưu ý liến cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và
Môi trường đối với các dự án thẩm định đánh giá tác động môi trường chiến lược
do Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định;

+ Tham gia hội đồng thẩm định đánh giá tác động
môi trường do Hepza tổ chức.


Công
tác khác:

+
Tham gia các hoạt động của dự án JICA giai đoạn 2 “Tăng cường thể chế về quản
lý môi trường không khí” do Tổng cục Môi trường phối hợp với JICA tổ chức.

9.
Về công tác thu phí bảo vệ môi trường:


Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp dự kiến trong năm 2014 là 13.000.000.000 đồng.


Trong
năm 2014, Chi cục đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường 24 Quận/huyện
và Ban quản lý các Khu chế xuất-Khu Công nghiệp trên địa bàn thành phố
triển khai công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp cụ thể như sau:

* Tập huấn, hướng dẫn các đơn vị
sản xuất thực hiện các qui định, qui trình kê khai, nộp phí bảo vệ môi
trường; kiểm tra, thẩm định, thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp; đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chậm nộp phí, nợ
phí thực hiện nghĩa vụ nộp phí đúng quy định:

+ Tập
huấn về Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ và Thông tư liên
tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 cho 1800 người là cán bộ Quận/
huyện, Phường/ xã và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố;

+ Thông báo đến các đơn vị đề nghị kê khai phí
bảo vệ môi trường theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tích
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT.

* Kết hợp phòng Tài nguyên và Môi trường Quận, huyện thống kê các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố thuộc diện phải nộp phí Bảo vệ môi trường đối với
nước thải;

*
Phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường
Quận/ huyện rà soát phân loại các đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi;


Phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên
quan để phát hành công văn Liên Sở về cơ chế phối hợp trong hoạt động thu
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
trên địa bàn thành phố;


Cập nhật các thông tin về thu phí Bảo vệ
môi trường lên website của Chi cục;


Cập nhật thông tin thu phí của các doanh
nghiệp vào phần mềm thu phí mới;


Tiếp tục thực hiện việc thu hồi nợ phí;


Từ đầu năm 2014 đến nay
Chi cục đã giải quyết 17 công văn thắc mắc của các đơn vị trên địa bàn thành
phố đúng thời hạn qui định;


Phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường
24 Quận, huyện; Ban quản lý các Khu chế
xuất và Công nghiệp triển khai công tác thu nợ phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp;


Phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân dân Quận, huyện
xử lý các đơn vị không thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp theo quy định hiện hành.

10.
Các hoạt động
tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn
TP. HCM:


Hoạt động truyền thông dành cho
doanh nghiệp

+ Tổ chức Giải
thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014;

+ Tổ chức 03 đợt
tập huấn Sản xuất sạch hơn cho 300 học viên là các cán bộ chuyên trách về môi
trường tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tuyên truyền về Hướng dẫn các biện
pháp BVMT trong nhà xưởng và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp;

+ Tham gia hội thảo
chuyên ngành Sản xuất sạch hơn tại Hà Nội.


Hoạt
động truyền thông dành cho cộng đồng

+ Phối hợp với Đài tiếng nói nhân
dân Thành phố Triển khai chương trình phát thanh Môi trường và Cuộc sống hàng
tuần từ 8 giờ 15 phút đến 8 giờ 30 phút sáng vào ngày thứ tư phát trên
sóng AM;

+ In tái bản 200.000 tờ bướm
các loại về Bảo vệ kênh rạch, Tiêu dùng xanh, Bảo vệ nguồn nước sạch, Bảo
vệ môi trường cho học sinh và phân phối tài liệu tuyên truyền cho các
Quận/huyện và các đơn vị có nhu cầu nhằm hưởng ứng Ngày môi trường
thế giới 5/6;

+ Biên
soạn các chuyên đề mới phục vụ cho tập huấn và phổ biến thông tin: 05 chuyên đề
cho cộng đồng;

+ Phối hợp biên soạn, phiên dịch, tuyển
tập phim tuyên truyền bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học;

+ Phối hợp với Trung tâm thông
tin triển lãm tổ chức triển lãm ảnh “ Bảo vệ kênh rạch” hưởng ứng
Ngày môi trường thế giới 5/6, được diễn ra từ ngày 31/5/2014 đến ngày
14/6/2014 tại khu A, công viên 23 tháng 9, Quận 1;

+ Phối hợp với Tổng cục Môi
trường tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật
“ Vì một tương lai xanh” hưởng ứng Ngày môi trường thế giới năm 2014
và Lễ trao giải Liên hoan phim Môi trường toàn quốc;

+ Phối hợp với Ủy ban nhân
dân Quận Bình Tân tổ chức lễ míttinh hưởng ứng Ngày môi trường thế
giới cấp quốc gia năm 2014 tại Trường THCS Trần Quốc Toản, phường
Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân với 1500 người tham dự. Sau lễ míttinh,
diễn ra các hoạt động làm vệ sinh môi trường, trồng cây, tổng vệ sinh
môi trường Kênh Nước Đen; tham quan mô hình, trao đổi kinh nghiệm về
quản lý môi trường, xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt nhà
máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa;

+ Phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện Cần Giờ tổ chức Ngày hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Biển, hải đảo được diễn ra vào ngày 7/6/2014 tại Trung tâm dã ngoại
thanh thiếu niên với hơn 400 người tham dự;

+ Tham gia 1 gian hàng “ Môi
trường và cộng đồng” trong ngày hội Tái chế chất thải năm 2014;

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân
quận 12 tổ chức lễ míttinh hưởng ứng chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm
2014, được diễn ra vào 21/9/2014 tại Trường trung học cơ sở An Phú Đông với hơn
1000 người tham dự. Sau lễ có nhiều hoạt động hưởng
ứng như phát tờ bướm tuyên truyền cho tiểu thương chợ Vườn Lài và các hộ dân
trên địa bàn phường An Phú Đông, tổng vệ sinh, vớt rác khơi thông dòng chảy
rạch Sáu Sửu, tổng vệ sinh và tuyên truyền tại 11 phường trên địa bàn.


Chương
trình Nông thôn mới

+ Tổ chức 10 lớp
tập huấn về Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình cho các
xã Nông thôn mới tại các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn và Huyện Nhà Bè;

+ Tổ chức 1 lớp tập huấn Hướng
dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới cho cán bộ phụ
trách môi trường của 56 xã Nông thôn mới và cán bộ phụ trách môi trường của 5
huyện;

+ Tổ chức đoàn phúc tra đánh giá
mức độ đạt Tiêu chí môi trường trong chương trình Nông thôn mới cho 30 xã
Nông thôn mới như xã Tân Xuân, Xuân Thới Đông, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp, Xuân
Thới Sơn, Tân Thới Nhì của huyện Hóc Môn; xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Bình
Chánh, Hưng Long, Phong Phú, An Phú Tây của huyện Bình Chánh; xã Hiệp Phước, xã
Phú Xuân của huyện Nhà Bè; xã Trung An, xã Bình Mỹ, xã Tân An Hội của huyện Củ Chi;…

+ Xây dựng văn bản hướng dẫn thực
hiện Tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới;

+ Biên soạn nội dung và thiết kế,
in ấn tờ bướm Nông thôn mới.


Các
chương trình liên tịch

+ Chương
trình liên tịch với Mặt trận tổ quốc Thành phố


Phối hợp tổ chức hội thi tuyên truyền về
bảo vệ môi trường nước, sông, kênh rạch;


Phối hợp tổ chức 4 lớp tập huấn cho 400
học viên tuyên truyền về Biến đổi khí hậu và sự chuẩn bị của cộng đồng và ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng cho lực lượng tuyên truyền
viên nòng cốt của các cán bộ Mặt trận tổ quốc Phường, Xã;


Phối hợp tổ chức
hội nghị tuyên dương khen thưởng các mô hình điểm tiêu biểu của các Chương
trình liên tịch trên địa bàn Thành phố.

+ Chương
trình liên tịch với Hội phụ nữ Thành phố


Phối hợp tổ chức hội thi “Tiểu
thương với công tác bảo vệ môi trường” cấp Thành phố năm 2014. Hội thi đã
thu hút được 24 đội thi đến từ tiểu thương của các chợ ở 24 quận/huyện với
khoảng 500 người tham gia;


Phối hợp tổ chức 03 lớp tập huấn cho 300
học viên Tuyên truyền về Biến đổi khí hậu và sự chuẩn bị của cộng đồng và kỹ
năng truyền thông về bảo vệ môi trường cho Lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt
của các Câu lạc bộ “ Phụ nữ tham gia Bảo vệ môi trường”.

+ Chương trình
liên tịch với Thành đoàn


Phối
hợp tổ chức 5 ngày Chủ nhật xanh lần thứ 104 đến 108 tại các Quận 8, Bình
Thạnh, Gò Vấp. Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn cho 200 học viên là các cán bộ
đoàn các cấp về công tác Bảo vệ môi trường thành phố, Biến đổi khí hậu và sự
chuẩn bị của cộng đồng.

+ Chương
trình Liên tịch với Hội cựu chiến binh


Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn cho 200
học viên là các tuyên truyền viên nòng cốt Hội Cựu chiến binh các Quận/huyện về
Biến đổi khí hậu và sự chuẩn bị của cộng đồng và Kỹ năng truyền thông về bảo vệ
môi trường.

+ Chương
trình liên tịch với Hội Người cao tuổi


Phối hợp tổ chức 01 lớp tập huấn cho
100 học viên Hội Người cao tuổi các Quận/huyện tuyên truyền về công tác Bảo vệ
môi trường thành phố; rác và các tác hại đến sức khỏe cộng đồng.

+ Công
tác khác


Xây dựng kế hoạch Chương
trình truyền thông về Biến đổi khí hậu dành cho học sinh cấp 2 theo dự án của
Unicef ( chương trình Bạn hữu tỉnh trẻ em của Sở Lao động Thương binh & xã
hội);


Tham dự hội thảo về “Bạn hữu Tỉnh
Trẻ em” tại Sở Lao động Thương binh xã hội.


Phối hợp với phòng Chất thải rắn xây
dựng Tiêu chí Xanh – sạch – đẹp của thành phố;


Tham gia Ban giám khảo cuộc thi “ Sức
sống mới từ sản phẩm tái chế” cho Quỹ Bảo vệ môi trường;


Tham gia họp Hội đồng nghiên cứu khoa
học với Sở Khoa học và công nghệ cho đề tài “ Áp dụng mô hình CBEM cho các kênh
rạch đã cải tạo trên địa bàn Thành phố” và đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá mức
độ hiệu quả của các chương trình truyền thông môi trường cho thanh niên thành
phố Hồ Chí Minh”;


Góp ý dự thảo Đề án Nhiêu
lộc Thị Nghè – Hội Liên hiệp Phụ nữ;


Tham gia góp ý cho các chương trình,
dự án: Giờ trái đất, Green talk, chương trình thả cá trên kênh Nhiêu
lộc Thị Nghè, Hội thi Nông thôn mới;


Tổ chức kiểm tra Sinh hoạt hè cho thiếu
nhi tại Quận 3 do đồng chí Trần Văn Thạch làm trưởng đoàn;


Tổng hợp báo cáo góp ý dự thảo quy
trình, thủ tục đăng ký, xem xét, thẩm định và công nhận thành phố bền vững về
môi trường Việt Nam;


Báo báo kết quả 2 năm thực hiện Nghị
định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ (phối hợp với Hội
liên hiệp phụ nữ thành phố);


Báo cáo kết quả thực hiện Đề án tăng
cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong
sinh hoạt đến năm 2020, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014 ( phối hợp với Hội
Liên hiệp phụ nữ thành phố);


Phối hợp với Sở Văn hóa Thể Thao và Du
Lịch kiểm tra các tuyến đường Xanh – sạch – đẹp tại Huyện Cần Giờ;


Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về Bảo
vệ môi trường cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội;


Tham gia gian hàng triển
lãm ngành Tài nguyên Môi trường của Sở tại lễ hội Thành phố Hồ Chí
Minh đón chào năm mới 2015;


Tổ chức tập huấn về Bảo vệ
môi trường cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

11.
Tình hình thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật nói chung:


Về
Dự án đầu tư hệ thống quan trắc tự động khu chế xuất, khu công nghiệp: Dự án
đầu tư đã được phê duyệt và đang trình duyệt kế hoạch đấu thầu;


Về
Dự án đầu tư Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường: Đang phối hợp với đơn
vị tư vấn lập dự án đầu tư, trình cơ quan cấp thẩm quyền phê duyệt.

12.
Công
tác Quan trắc chất lượng môi trường


Công
tác
Quan trắc chất lượng môi trường năm 2014.

+ Quan trắc chất lượng không khí: đã tiến hành 12 đợt lấy
mẫu hàng tháng để đánh giá chất lượng không khí
tại Tp.HCM (15 vị
trí
);

+ Quan trắc hàm lượng phóng xạ: đã tiến hành 12 đợt lấy mẫu hàng tháng để đánh giá hàm lượng
phóng xạ trong
không khí tại Tp.HCM (01
vị trí
);

+ Đo đạc thủy văn: đã tiến hành 12 đợt đo đạc các thông số
thủy văn hàng tháng (15
vị
trí
);

+ Quan trắc nước mặt: đã tiến hành 12 đợt lấy mẫu hàng
tháng để đánh giá chất lượng nước mặt tại các khu vực dành cho mục đích cấp
nước của thành phố và các khu vực khác (
26 vị trí);

+ Quan trắc nước kênh rạch: đã tiến hành 12 đợt lấy mẫu hàng tháng với các thông số hóa lý để đánh giá chất lượng nước kênh rạch khu vực nội
thành Tp.HCM (1
5 vị
trí
);

+ Quan trắc nước dưới đất: đã tiến hành 12 đợt đo đạc
mực nước hàng tháng và 04
đợt lấy mẫu hàng
quý với các thông số hóa lý và vi sinh để đánh giá chất lượng và diễn biến mực
nước dưới đất tại Tp.HCM (15 trạm)
;

+ Quan trắc nước biển ven bờ: đã tiến hành 12 đợt lấy mẫu
hàng tháng với các thông số hóa lý và vi sinh để đánh giá đa dạng sinh học và
diễn biến chất lượng nước biển ven bờ huyện Cần Giờ (09 vị trí);

+ Đảm bảo thu nhận, đánh giá, xử lý và báo cáo kết quả quan
trắc môi trường hàng tháng, quý, 6 tháng, báo cáo năm và theo yêu cầu đột
xuất
;

+ Xây dựng và trình phê duyệt bộ đơn giá quan trắc môi
trường T
p.HCM;

+ Xây dựng phương án, dự toán thực hiện các chương
trình quan trắc môi trường năm 2015
;

+ Xây dựng các phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm,
phân tích một số chỉ tiêu không khí (bụi tổng, bụi PM10, CO, NO2­)
;

+ Tham gia tập huấn về quan trắc không khí với tổ chức
JICA (Nhật Bản)

và
tập huấn về phân tích chất lượng môi trường không khí tại
Viện Môi trường và Tài Nguyên;

+ Thường xuyên bảo trì và theo dõi việc di dời trạm quan trắc nước dưới đất.


Công tác quản lý hệ thống thông tin dữ liệu môi
trường

+ Triển
khai thực hiện chương trình “Quản lý, cập nhật bộ dữ liệu quan trắc môi
trường Tp.HCM” năm 2014;

+ Xây
dựng kế hoạch thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về môi
trường năm 2015;

+ Xây
dựng và triển khai kế hoạch hợp tác với Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung
số (NISCI) nhằm tiếp nhận và quản lý dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự
động chất lượng nước mặt tại vị trí cầu An Hạ, kênh Thầy Cai huyện Củ Chi;

+ Phối
hợp làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xây dựng kế hoạch thu
thập, quản lý cơ sở dữ liệu Tài nguyên và môi trường, đồng thời đề xuất bổ
sung thông tin cho Dự thảo Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin Quản lý Tài
nguyên và Môi trường Tp.HCM giai đoạn 2014-2020;

+ Phối
hợp làm việc với chuyên gia của tổ chức KOICA-NIPA tổ chức hội thảo chuyên
đề về thiết kế và quản lý mạng lưới quan trắc không khí tự động;

+ Phối
hợp cùng chuyên gia của tổ chức KOICA-NIPA hoàn tất việc xây dựng tài
liệu chuyên môn về hướng dẫn lắp đặt và vận hành hệ thống Quan trắc
ô nhiễm không khí, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ điều tra, xử lý
hành chính ô nhiễm mùi hôi, và xuất bản tài liệu “Quy hoạch, thiết
kế mạng lưới Quan trắc không khí tự động và quản lý ô nhiễm mùi”;

+ Phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu, xây
dựng và đề xuất các đề tài đặt hàng nghiên cứu khoa học về Quan trắc và đánh
giá chất lượng Môi trường năm 2014 và 2015, bao gồm các đề tài:

* Nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ
thống tích hợp quản lý thông tin, mô hình hoá, dự báo chất lượng môi trường
trực tuyến;

* Nghiên cứu khảo sát, đánh giá tổng
thể hiện trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) cùng bụi PM10 trên địa bàn Tp.HCM;

* Nghiên
cứu việc triển khai tích hợp hệ thống giám sát biến đổi khí hậu
cho mạng lưới quan trắc môi trường Tp.HCM.

+ Phối
hợp làm việc với Trung tâm Quan trắc-Tổng cục Môi trường về khả năng cập nhật,
khai thác số liệu trên Cổng thông tin Quan trắc môi trường quốc gia và hệ thống
thông tin môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

13.
Công tác dịch vụ tư vấn môi
trường


Tiếp
tục giải quyết các hợp đồng còn tồn đọng và triển khai thực hiện các hợp đồng
ký kết mới;


Tổng số hợp đồng ký kết mới, tính đến
tháng 10/2014: 05 hợp đồng;


Tổng giá trị hợp đồng: ~ 350 triệu đồng.

II. Nhận
xét, đánh giá:

1.
Những
mặt tích cực:


Trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, Chi cục đã tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả
với đơ
n vị liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trườn
g;


Công tác điều phối thực hiện chương
trình Giảm ô nhiễm môi trường: Chi cục đã thành lập riêng tổ chuyên môn theo
dõi thực hiện Chương trình, được sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo trực tiếp của
lãnh đạo Sở, nhìn chung công tác tổng hợp báo cáo và đôn đốc
các
đơn vị liên quan thực hiện được triển khai nhanh chóng và chặt chẽ;


Công tác đánh giá tác động môi
trường đã đi vào quy trình ổn định từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hội đồng
thẩm định, chỉnh sửa/hoàn chỉnh hồ sơ, soạn thảo quyết định phê duyệt.


Qua thời gian áp dụng triển khai
thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, cho
đến nay phần lớn các đơn vị sản xuất đã chủ động hơn trong việc kê khai,
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các đơn vị sản xuất đã
thực hiện xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế việc
xả thải các chất ô nhiễm ra môi trường; sử dụng tiết kiệm nguồn nước hoặc
tái sử dụng nguồn nước sau xử lý để dùng vào mục đích khác.


Công tác thông tin tuyên truyền đảm bảo nội dung và
tiến độ thực hiện, góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân
trên địa bàn TP. HCM
.

2.
Những hạn chế, khó khăn vướng
mắc:

Ngoài những kết quả đạt được,
Chi cục Bảo vệ môi trường đánh giá vẫn còn một số nhiệm
vụ, dự án chưa được thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu, chỉ đạo
của Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố
do những khó khăn như sau:

Hai (02) đơn vị nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là
Nhà máy xi măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son đã khắc phục ô nhiễm nhưng chưa di dời là do
đặc thù ngành nghề và nằm trong khu vực dân cư và trực thuộc Trung ương
quản lý nên Thành phố không đủ thẩm quyền giải quyết;


Ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường
của một số doanh nghiệp vẫn chưa tốt;


Đối với công tác điều phối thực hiện
chương trình Giảm ô nhiễm môi trường: tiến độ thực hiện báo cáo thường chậm hơn
so với yêu cầu của Lãnh đạo, do đây là một Chương trình phụ thuộc rất nhiều vào
sự phối hợp chặc chẽ, xuyên suốt và kết quả thực hiện của các Sở, Ngành,
Quận/huyện. Thêm vào đó, k
ết quả triển khai cho thấy tiến độ thực hiện
một số chỉ tiêu vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra. Đồng thời, việc đánh giá
kết quả thực hiện cũng chỉ mang tính chất một chiều, chủ yếu đánh giá sơ bộ dựa
theo số liệu thống kê những việc đã làm được, chưa đánh giá được một cách toàn
diện dựa trên số liệu tổng thể từ nhiều phía (điều tra xã hội học, các nhà khoa
học..). Bên cạnh đó, tiến độ chậm cũng do một số nguyên nhân chủ quan, khách
quan như kinh phí phân bổ chậm, một số chỉ tiêu đề ra ban đầu chưa sát với thực
tiễn; các cơ chế chính sách chưa được xây dựng phù hợp; ý thức trách nhiệm của
cộng đồng về việc bảo vệ môi trường tuy có chuyển biến nhưng chưa tạo được thói
quen trong