1. Biến đổi khí hậu là gì
và làm thế nào mà chúng ta biết được hiện tượng đó đang xảy ra?
Biến đổi khí hậu, thường được biết đến như
hiện tượng ấm lên toàn cầu, là một sự thay đổi các trạng thái thời tiết lâu dài, bao gồm các hiện tượng nhiệt
độ ấm lên, và các thay đổi ở lượng
mưa, gió và bão. Theo IPCC (xem hình bên cạnh),sự ấm lên của hành tinh là điều
không cần phải tranh cãi và nó tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Biến đổi
khí hậu là điều chúng ta có thể nhận biết được bằng quan sát từ việc tăng nhiệt
độ của trái đất và đại dương; băng và tuyết tan, và mực nước biển tăng.
Biến đổi khí hậu đã
và đang xảy ra và là một trong những mối đe dọa môi trường, kinh tế và xã hội lớn nhất mà
trái đất đang phải đối mặt.
2. Điều gì gây ra biến
đổi khí hậu?
Bầu khí quyển của trái đất
hoạt động giống như một cái chăn giữ hơi nóng từ mặt trời, nhờ đó mà có sự sống
trên trái đất. Biến đổi khí hậu xảy ra bởi sự tích tụ của nồng độ khí thải nhà
kính (KTNK) trong bầu khí quyển. Sự gia tăng tích tụ nồng độ KTNK
làm dày cái chăn này lên, do đó mà nhiều hơi nóng của mặt trời bị giữ
lại hơn và làm ấm trái đất dần lên.
Khí nhà kính được giải phóng từ việc đốt nóng các nguyên liệu hóa thạch, khai phá đất rừng để trồng
trọt và làm nông nghiệp. Khí nhà kính được biết đến nhiều nhất là Carbon
dioxide hoặc CO2. Các hoạt động của con người là nguyên
nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu như hiện nay, điều đó có nghĩa là chúng ta
có khả năng giảm bớt điều tệ hại này.
Ủy ban Liên
Chính phủ về Thay đổi khí hậu ( IPPC) bao gồm hàng nghìn các nhà khoa học hàng đầu
thế giới. Mục đích của tổ chức là đánh giá các thông
tin khoa học, kỹ thuật và kinh tế xã hội liên quan để tìm hiểu về biến đổi khí
hậu, các tác động tiềm tàng của nó và các biện pháp cho sự thích nghi và giảm
nhẹ.
3. Vì sao biến đổi khí
hậu là một mối quan tâm?
Người dân trên toàn thế giới đang hành
động vì biến đổi khí hậu gây tác động nghiêm trọng tới đa dạng sinh học, nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nước, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là tình
trạng sức khỏe của con người. Khí hậu càng biến đổi nhiều, thì rủi ro đối với
con người và hệ sinh thái mà chúng ta sống dựa vào càng lớn. Khi trái đất nóng lên, mực nước biển được dự
đoán sẽ tăng tới 1m vào năm 2100, làm ngập các vùng đồng bằng châu thổ và các vùng trũng
khác, làm hàng triệu người phải di chuyển nơi cư trú và tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc
gia, các nghành chính như nông nghiệp, sinh kế và cơ sở hạ tầng. Ở vùng châu
thổ và các vùng đồng bằng, dải đất ven bờ sẽ lấn dần về phía đất liền thêm nhiều kilômet. Nhiệt độ ấm lên cũng đang làm tăng mùa mưa, gây ra các trận bão, hạn hán khắc nghiệt và thường xuyên hơn. Các hiện tượng này dẫn đến các thảm họa về thời tiết.
Trong các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sẽ phản ứng theo cách riêng của mình và dẫn đến khả năng các hệ sinh thái hoàn toàn mới và không quen
thuộc sẽ xuất hiện. Các loài có ít khả năng thích nghi hoặc di cư được dự
đoán là sẽ bị tuyệt chủng. Rất nhiều loài trong số này sống ở vùng nhiệt đới và
một số mới chỉ
được phát hiện ở vùng Mêkông gần đây, trong đó có Việt Nam.
4. Biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
Việt nam được coi là một trong các nước
trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu,vì có đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt đới, bão, lượng mưa
lớn và hay thay đổi. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới các hệ thống tự nhiên
của Việt Nam,
nền kinh tế cũng như là tổng thể dân số.
Biến đổi khí hậu có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình tăng 0.5°C
và mực nước biển tăng cao hơn 20cm so với 50 năm trước. Các hiện tượng khí hậu khắc
nghiệt như mưa to, hạn hán và ngập lụt trở nên thường xuyên hơn và bão nhiệt đới với
cường độ mạnh giờ đã xảy ra ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự
đoán bao gồm các hiện tương như gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa,
thay đổi trong tần suất và cường độ của các dòng khí lạnh, nhiều hiện tuợng khí
hậu xảy ra, và mực nước biển ngày càng dâng.
5. Đối phó với biến đổi khí hậu cần 2 cách tiếp
cận kết hợp
Khí thải nhà kính (KTNK) được lưu giữ trong bầu khí quyển
trong một thời gian dài – từ thập kỷ đến thế kỷ. Điều này có nghĩa là KTNK mà
chúng ta tạo ra cho đến ngày hôm nay sẽ tiếp tục làm nóng trái đất trong tương
lai. IPCC ước tính rằng cho đến cuối thế kỷ này thì chúng ta sẽ làm cho trái
đất nóng lên thêm ít nhất 0.8˚C. Ngoài ra, chúng ta càng thải ra nhiều KTNK thì
bầu khí quyển sẽ càng bị thay đổi và trái đất sẽ càng nóng lên. Việc trái
đất càng nóng lên có nghĩa là tác động tiêu cực từ nó gây ra càng nhiều
hơn. Tuổi thọ của KTNK ở bầu khí quyển và các tác động tiêu cực cùng với sự tích
tụ lớn của KTNK là lý do tại sao chúng ta cần phải cắt giảm chất thải một cách
nhanh chóng và chuyên sâu. Đồng thời, chúng ta cần có các chiến lược để
giảm bớt các hậu quả tiêu cực của các tác động không thể tránh khỏi từ việc trái
đất nóng lên sẽ xảy ra ở thế kỷ này ngay cả khi chúng ta có thể dừng việc sản
xuất các KTNK vào ngày mai. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên cố gắng làm
chậm hiện tượng biến đổi khí hậu hay là nên thích nghi với nó. Câu trả lời
là chúng ta nên thực hiện cả hai phương án. Phương án một được gọi là giảm nhẹ và phương án thứ hai
là thích nghi.
Giảm nhẹ: đề cập đến nỗ lực của nhân loại nhằm giảm bớt KTNK đã tạo ra khí CO2
đã có trong bầu khí quyển, để giảm bớt sự lan rộng của biến đổi khí hậu bao
gồm làm giảm nhiệt độ đã tăng, và mực nước biển cao vv… Những ví
dụ về việc giảm nhẹ bao gồm sử dụng ít năng lượng, chuyển từ dùng các
năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng có thể làm mới được như năng lượng
mặt trời và gió, và bảo vệ các rừng hiện có hoặc tái trồng lại các rừng đã bị
phá hủy. Nỗ lực của việc giảm nhẹ có thể đạt được ở cấp cá nhân nhưng cũng
cần có sự cam kết ở cấp quốc gia để đảm bảo rằng việc đầu tư và qui hoạch giúp
giảm bớt KTNK. Các hoạt động được điều phối
trong khuôn khổ toàn cầu cần được tán thành bởi tất cả các nước để giảm bớt một cách hiệu quả lượng KTNK trong bầu khí
quyển mà tất cả mọi người trên trái đất đang chia sẻ.
Thích nghi: có nghĩa là có điều chỉnh thích hợp theo tình hình khí hậu trong
tương lai để không những giảm bớt các tác động có hại mà còn có thể tận
dụng được nó. Điều đó có nghĩa là chuẩn
bị cho những gì sắp xảy ra, đặt ra các chiến lược để kiểm soát được các rủi ro.
Mục đích của việc thích nghi là để duy trì và xây dựng khả năng phục hồi, đó là
khả năng hấp thu và đồng thời thải hồi căng thẳng và thay đổi. Sự thích nghi
yêu cầu chúng ta suy nghĩ một cách có sáng tạo và loại bỏ các khái niệm về xu
hướng khí hậu trước đây sẽ áp dụng được cho xu hướng khí hậu trong
tương lai. Điều này bao gồm cả việc thay đổi cách sống mà chúng ta có từ
bao nhiêu thế hệ qua. Ví dụ, đối với người trồng lúa, sự thích nghi có
thể là chuyển sang trồng một loại lúa mới cần ít nước hơn. Ở thành phố, sự
thích nghi có thể là tránh xây nhà cạnh bờ biển. Đối với động thực vật
hoang dã nhạy cảm với biến đổi của thiên nhiên, thích nghi bằng cách kết
nối các phần của khu rừng lại để tạo điều kiện muông thú di trú sang nơi có khí
hậu ưu đãi và phù hợp hơn.
Trên toàn
cầu: WWF đang làm việc theo cả hai phương pháp
là giảm nhẹ và thích nghi. WWF đang thúc đẩy việc điều phối hành động toàn
cầu nhằm ngừng việc phá rừng và áp dụng các công nghệ hiện hành để giảm thiểu
KTNK. Đồng thời, chúng tôi đang thúc dục mỗi
nước và các khu vực bắt đầu chuẩn bị đối
phó với các hậu quả của việc biến đổi khí hậu. Cần phải có cả hai chiến lược
để bảo vệ sinh kế và sức khỏe của người dân, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì
hệ sinh thái mà chúng ta sống dựa vào.
Ở khu vực tiểu vùng sông Mêkông: WWF nhấn
mạnh 3 chiến lược chung để duy trì khả năng phục hồi của khu vực: Bảo vệ và
phục hồi hệ sinh thái, giảm bớt các tác động không phải do khí hậu gây ra và
tăng cường hợp tác khu vực. Khu vực tiểu vùng sông Mêkông được trời phú cho đa
dạng sinh học đặc biệt là hệ sinh thái phong phú. Hàng triệu người và nền kinh
tế của các quốc gia ở trong khu vực phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm
và dịch vụ từ các hệ sinh thái này. Hệ sinh thái này cũng sẽ
giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ví dụ, rừng ngập mặn
bảo vệ đường bờ biển khỏi bị sói mòn và cung cấp thức ăn cho cá mà người nông
dân đánh bắt làm lương thưc và buôn bán. Rừng và các vùng thực vật giúp tập
trung lượng mưa và nước kênh vào các sông một cách vừa phải, vì thế ngăn
ngừa ngập lụt. Trong khi đó khu vực tự nhiên là nguồn thức ăn cho nhiều người.
Vì lý do này, duy trì sức khỏe của hệ sinh thái để chống lại biến đổi khí hậu
phải là một trong những ưu tiên hàng đầu vì nó giúp chống
lại những tác động của thay đổi khí hậu và giảm thiểu các rủi ro
của những thảm họa của biến đổi khí hậu.
Hệ sinh thái đang
hứng chịu rất nhiều áp lực từ hoạt động của con người. Hoạt động trồng
trọt không khoa học; phá rừng một cách ồ ạt, làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường sống và chuyển đổi diện tích thiên nhiên sang trồng nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản, đưa vào các loài nuôi ngoại lai, xây dựng các cơ sở hạ tầng như
đường, đập và kênh làm suy thoái môi trường và đồng thời cũng lấy đi các sản
phẩm cũng như những dịch vụ mà con người có thể khai thác được từ thiên nhiên. Nhưng
các hệ sinh thái chỉ có thể nhận áp lực ở một mức nhất định. Hiện
giờ chúng ta đã biết rằng biến đổi khí hậu sẽ gây thêm nhiều sức ép đến
hệ sinh thái, nên chúng ta cần phải bảo vệ môi trường khỏi bị tàn phá hoàn
toàn. Điều này có thể làm được bằng cách giảm bớt các tác động không phải do
biến đổi khí gậy hây ra, để hệ sinh thái có sức mạnh đối phó với các tác động
của biến đổi khí hậu.
Tất cả các cá nhân,
doanh nghiệp và chính phủ đều đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với
biến đổi khí hậu và chúng ta cần phải hợp tác với nhau để đảm bảo một tương lai
tươi sáng cho hành tinh và cho con em chúng ta. Tác động của biến đổi khí hậu
và hệ sinh thái vượt qua các rào cản quốc gia. Hợp tác đối phó với biến đổi khí
hậu là cần thiết để tránh các hậu quả tiêu cực không lường trước được của các hành
động mang tính chất riêng lẻ đối với xung quanh và đồng thời tạo điều kiện cho
các kế hoạch cần thiết để tránh các mâu thuẫn trong việc chia sẻ tài nguyên.
Để biết thêm thông tin về biến đổi khí hậu và
công việc mà WWF đang làm , xin truy cập:
www.panda.org/about_our_earth/aboutcc
và
www.panda.org/what_we_do/where_we_work/greatermekong/