CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ ĐẶC BIỆT VỀ NƠI CƯ TRÚ CỦA LOÀI CHIM NƯỚC RAMSAR

CÔNG ƯỚC VỀ CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC CÓ TẦM QUAN TRỌNG QUỐC TẾ ĐẶC BIỆT NHƯ LÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA LOÀI CHIM NƯỚC RAMSAR, 2-2-1971

Các bên tham gia.

Thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường;

Coi chức năng sinh thái cơ bản của các
vùng đất ngập như là nơi để điều hoà các chế độ nước và như là nơi cư
trú cho một hệ động và thực vật đặc trưng, đặc biệt là loài chim nước;

Tin chắc rằng các vùng đất ngập nước
tạo ra một nguồn tài nguyên có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học
và giải trí, mà sự tổn thất của chúng sẽ không thể cứu chữa nổi;

Mong muốn ngăn chặn sự lấn chiếm gia tăng và sự tổn thất các vùng đất ngập nước hiện tại và trong tương lai;

Thừa nhận rằng trong quá trình di trú
theo mùa, loài chim nước có thể vượt qua các biên giới quốc gia và do đó
chúng phải được coi như là một nguồn tài nguyên quốc tế;

Tin tưởng rằng việc bảo vệ các vùng
đất ngập nước và hệ động vật và thực vật của chúng có thể được bảo đảm
bằng cách gắn kết các chính sách dài hạn quốc gia với hành động phối hợp
quốc tế;

Đã thoả thuận như sau:

 

Điều 1

1. Vì mục đích của Công ước này, đất ngập
nước là những vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là
tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay
nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước
biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp.

2. Vì mục đích của Công ước này, chim nước là những loài chim mà về mặt sinh thái phụ thuộc và các vùng đất ngập nước.

 

Điều 2

1. Mỗi bên tham gia sẽ chỉ định những vùng
đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào Danh
mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, sau đây gọi tắt
là “Danh mục”, được lưu giữ tại văn phòng thiết lập theo Điều 8. Ranh
giới mỗi vùng đất ngập nước phải được mô tả chính xác và đồng thời được
khoanh định trên bản đồ và ranh giới đó có thể sát nhập cả các vùng ven
sông và ven biển kề cận với vùng đất ngập nước, và các đảo hoặc các
vùng…..

2. Ở nơi nà mà một Bên tham gia vì lợi ích
quốc gia cấp thiết của mình mà xoá bỏ hoặc hạn chế bớt ranh giới vùng
đất ngập nước đã đưa vào Danh mục thì Bên đó phải đền bù tối đa mọi tổn
thất về tài nguyên đất ngập nước và nhất là phải tạo lập các khu dự trữ
thiên nhiên bổ sung cho loài chim nước và để giữ được, ở tại vùng đó nay
ở nơi khác, một tỷ lệ thoả đáng của nơi cư trú ban đầu.

3. Các bên tham gia sẽ khuyến khích việc
nghiên cứu và trao đổi số liệu và các ấn phẩm về các vùng đất ngập nước
và hệ động và thực vật của chúng.

4. Các Bên tham gia, thông qua việc quản lý, sẽ cố gắng làm tăng trưởng số lượng chim nước ở các vùng đất ngập nước thích hợp.

5. Các Bên tham gia sẽ đẩy mạnh việc đào
tạo đội ngũ cán bộ có thẩm quyền trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý
và bảo vệ đất ngập nước.

 

Điều 5

Các Bên tham gia sẽ bàn bạc lẫn nhau về
việc thực hiện trách nhiệm nêu trong Công ước, đặc biệt trong trường hợp
có một vùng đất ngập nằm trải trên lãnh thổ của hơn một Bên tham gia
hoặc ở những nơi mà các Bên tham gia có chung một hệ thống nước. Đồng
thời các Bên tham gia sẽ nỗ lực phối hợp và ủng hộ các chính sách hiện
tại, tương lai và các quy chế về bảo vệ các vùng đất ngập nước và hệ
động, thực vật của chúng.

 

Điều 6 (1)

1. Các Bên tham gia, khi cần thiết, sẽ triệu tập các Hội nghị về bảo vệ các vùng đất ngập nước và chìm nước.

2. Các Hội nghị này sẽ mang tính chất tư vấn và sẽ có thẩm quyền về các vấn đề sau:

a. Thảo luận về việc thực hiện Công ước này;

b. Thảo luận về những bổ sung và những thay đổi trong Danh mục;

c. Xem xét các thông tin liên quan đến
những biến đổi về đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước đã đưa
vào Danh mục như quy định tại điểm 2 của Điều 3;

d. Đưa ra các khuyến nghị chung hoặc
khuyến nghị cụ thể đối với các Bên tham gia về việc bảo vệ, quản lý và
sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của
chúng;

e. Yêu cầu các cơ quan quốc tế liên quan
chuẩn bị các báo cáo và số liệu thống kê về những vấn đề có tính quốc tế
quan trọng ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước.

3. Các Bên tham gia sẽ bảo đảm rằng những
người chịu trách nhiệm quản lý các vùng đất ngập nước ở mọi cấp sẽ được
thông báo và xem xét đến các khuyến nghị của những Hội nghị ấy về việc
bảo vệ, quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng.

(1) Các điều này đã được Hội nghị các Bên
tham gia sửa đổi ngày 28 tháng 5 năm 1987; những sửa đổi này chưa có
hiệu lực xem tài liệu kèm theo).

 

Điều 7(1)

1. Đại diện của các Bên tham gia tại những
Hội nghị như vậy phải là những người là chuyên gia về đất ngập nước
hoặc chim nước có kiến thức và kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, quản
lý hành lý hành chính hoặc các lĩnh vực thích hợp khác.

2. Mỗi Bên thâm gia có đại diện tại Hội
nghị sẽ có một phiếu bầu, các kiến nghị được thông qua bằng một đa số
thông thường miễn là không ít hơn một nửa số phiếu các Bên tham gia bầu.

 

Điều 8

1. Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên và
tài nguyên thiên nhiên sẽ thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng thường
trực theo quy định của Công ước này cho tới khi có một tổ chức hoặc một
chính phủ khác được một đa số bằng hai phần ba tấc cả các Bên tham gia
Công ước chỉ định thay thế.

2. Nhiệm vụ của văn phòng thường trực bao gồm:

a. Giúp đỡ trong việc triệu tập và tổ chức các Hội nghị như quy định trong Điều 6;

b. Bảo quản Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thu nhận những thông tin

(1) Các điều này đã được Hội nghị các Bên
tham gia sửa đổi ngày 28 tháng 5 năm 1987; những sửa đổi này chưa có
hiệu lực (xem tài liệu kèm theo).

Từ các Bên tham gia về bất kỳ những bổ
sung, mở rộng, xoá bỏ hoặc hạn chế liên quan đến các vùng đất ngập nước
đã đưa vào Danh mục như quy định tại điểm 5 của Điều 2;

a. Thu nhận thông tin từ các Bên tham gia
về bất kỳ những biến đổi nào về đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập
nước đã đưa vào Danh mục như quy định tại điểm 2 của Điều 3;

b. Thông báo về bất kỳ những thay đổi nào
trong Danh mục, hoặc bất kỳ những biến đổi nào về đặc tính của các vùng
đất ngập nước đã đưa vào Danh mục, cho các Bên tham gia biết và thu xếp
để đưa ra thảo luận các vấn đề này tại Hội nghị tiếp;

c. Thông báo cho các Bên tham gia có liên
quan biết về khuyến nghị của các Hội nghị có liên quan đến những thay
đổi trong Danh mục hoặc những biến đổi về đặc tính của các vùng đất đá
đưa vào Danh mục.

 

Điều 9

1. Công ước này sẽ được bỏ ngỏ không hạn định cho việc ký kết;

2. Bất cứ thành viên nào của Liên Hợp Quốc
hoặc của một trong các cơ quan chuyên môn hoặc của cơ quan Năng lượng
Nguyên tử quốc tế hoặc một Bên tham gia nào của quy chế Toà án quốc tế
cũng có thể trở thành một Bên tham gia của Công ước này, bằng cách:

a. Ký phê chuẩn không bảo lưu;

b. Ký phê chuẩn, nhưng phê chuẩn gửi sau;

c. Gia nhập.

3. Việc phê chuẩn hoặc gia nhập sẽ có hiệu
lực bằng cách nộp một văn kiện phê chuẩn, hoặc văn kiện gia nhập cho
Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc ( sau
đây gọi là “Cơ quan lưu chiểu “).

 

Điều 10

1. Công ước này sẽ có hiệu lực sau bốn
tháng kể từ khi đã có bảy quốc gia trở thành Bên tham gia của Công ước
này thể theo điểm 2 của Điều 9.

2. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực đối
với mỗi Bên tham gia sau bốn tháng kể từ ngày Bên tham gia này ký phê
chuẩn không bảo lưu hoặc kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện
gia nhập.

 

Điều 10b

1. Công ước này có thể được sửa đổi tại cuộc họp của các Bên tham gia được triệu tập nhằm mục đích đó chiểu theo Điều này.

2. Những đề nghị về sửa đổi có thể được đưa ra bởi bất cứ Bên tham gia nào.

3. Nội dung đề nghị sửa đổi và lý do sửa
đổi sẽ được chuyển tới cơ quan hoặc chính phủ thực hiện nhiệm vụ của văn
phòng thường trực của Công ước (sau đây được gọi là Văn phòng”) và sẽ
được Văn phòng chuyển ngay tới tất cả các Bên tham gia. Mọi bình luận
của các Bên tham gia về nội dung sửa đổi sẽ được chuyển tới Văn phòng
trong vòng ba tháng kể từ ngày mà những sửa đổi ấy được Văn phòng chuyển
tới các Bên tham gia. Văn phòng sẽ ngay sau ngày cuối cùng của hạn giao
nộp các bình luận chuyển ngay cho các Bên tham gia tất cả các bình luận
đã nhận được tới ngày đó.

4. Cuộc họp các Bên tham gia để xem xét sự
sửa đổi đã được chuyển tới như nêu trong điểm 3 sẽ được triệu tập do
Văn phòng khi có văn bản yêu cầu của một phần ba các Bên tham gia Văn
phòng sẽ tham khảo ý kiến của các Bên tham gia về thời gian và địa điểm
cuộc họp.

5. Các sửa đổi sẽ được thông qua bởi một đa số bằng hai phần ba tổng số các Bên tham gia có mặt và bỏ phiếu.

6. Sự sửa đổi được thông qua sẽ có hiệu
lực đối với những Bên tham gia đã chấp nhận sửa đổi đó vào ngày đầu tiên
sau bốn tháng kể từ ngày mà hai phần ba các Bên tham gia đã nộp cho cơ
quan Lưu chiểu văn kiện chấp nhận. Đối với mỗi Bên tham gia nộp văn kiện
chấp nhận sau ngày mà hai phần ba các Bên tham gia đã nộp văn kiện chấp
nhận, sự sửa đổi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên sau bốn tháng kể
từ ngày Bên tham gia đó nộp văn kiện chấp nhận.

 

Điều 11

1. Công ước này sẽ có hiệu lực cho mọi thời gian không hạn định.

2. Bất cứ Bên tham gia nào cũng có thể
tuyên bố bãi miễn Công ước này sau một thời gian là năm năm kể từ ngày
Công ước có hiệu lực đối với Bên tham gia đó bằng cách gửi văn bản thông
báo về việc bãi miễn này cho cơ quan Lưu chiểu. Việc tuyên bố bãi miễn
sẽ có hiệu lực sau bốn tháng kể từ ngày cơ quan Lưu chiểu nhận được văn
bản thông báo này.

 

Điều 12

1. Cơ quan Lưu chiểu sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký kết và gia nhập Công ước này, càng sớm càng tốt, biết về:

a. Các bên đã ký Công ước này;

b. Các bên đã nộp văn kiện phê chuẩn Công ước này;

c. Các bên đã nộp văn kiện gia nhập Công ước này;

d. Ngày bắt đầu có hiệu lực của Công ước này;

e. Các thông báo về việc bãi miễn Công ước này.

2. Khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực,
cơ quan Lưu chiểu sẽ đăng ký Công ước này với Ban Thư ký Liên Hợp Quốc
thể theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Để làm bằng chứng, những người ký dưới đây, được uỷ quyền một cách chính đáng, đã ký kết Công ước này.

Công ước này được làm tại Ramsar ngày mồng
2 tháng 2 năm 1971 với một bản gốc duy nhất bằng các tiếng Anh, Pháp,
Đức và Nga; tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau(1) và sẽ được lưu
chiểu tại cơ quan Lưu chiểu; cơ quan Lưu chiểu sẽ gửi các bản sao trung
thực tới tất cả các Bên tham gia.

(1) Theo Định ước cuối cùng của Hội nghị
ký kết Nghị định thư, cơ quan Lưu chiểu đã soạn thảo cho Hội nghị lần
thứ hai các Bên tham gia các bản Công ước bằng các tiếng ảrập, Trung
Quốc và Tây Ban Nha, có tham khảo ý kiến của các chính phủ có liên quan
và với sự sự giúp của Văn Phòng.

Các Điều 6 và 7 của Công ước về các vùng
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của
loài chim nước, được sửa đổi do Hội nghị các Bên tham gia ngày 28-5-1987

 

Điều 6

1. Có thể thiết lập Hội nghị các Bên tham
gia để đánh giá tổng quan và đẩy mạnh việc thực hiện Công ước này. Theo
điểm 1 của Điều 8, Văn phòng sẽ triệu tập các cuộc họp thường lệ của Hội
nghị các Bên tham gia trong khoảng thời gian không quá ba năm, trừ khi
Hội nghị có những quyết định khác, và triệu tập các cuộc họp bất thường
theo văn bản yêu cầu của ít nhất một phần ba các Bên tham gia. Mỗi cuộc
họp thường lệ của Hội nghị các Bên tham gia sẽ xác định thời gian và địa
điểm của cuộc họp thường lệ tiếp theo.

2. Hội nghị các Bên tham gia sẽ có thẩm quyền:

a. Thảo luận về việc thực hiện Công ước này;

b. Thảo luận về những bổ sung và những thay đổi trong Danh mục;

c. Xem xét các thông tin liên quan đến
những biến đổi về đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước đã đưa
vào Danh mục như quy định tại điểm 2 của Điều 3;

d. Đưa ra các khuyến nghị chung hoặc
khuyến nghị cụ thể đối với các Bên tham gia về việc bảo vệ, quản lý và
sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của
chúng;

d. Yêu cầu các cơ quan quốc tế liên quan
chuẩn bị các báo cáo và số liệu thống kê về những vấn đề có tính quốc tế
quan trọng ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước;

e. Thông qua các khuyến nghị hoặc quyết nghị khác nhằm đẩy mạnh việc hoạt động của Công ước này.

2. Các Bên tham gia sẽ bảo đảm rằng những
người chịu trách nhiệm quản lý các vùng đất ngập nước ở mọi cấp sẽ được
thông báo và xem xét đến các khuyến nghị của những Hội nghị ấy về việc
bảo vệ, quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động
và thực vật của chúng.

3. Hội nghị các Bên tham gia sẽ thông qua nội quy của mỗi cuộc họp của mình.

4. Hội nghị của Bên tham gia sẽ thiết lập
và xem xét các quy chế về tài chính của Công ước này. 5. Tại mỗi cuộc
họp thường lệ, Hội nghị sẽ thông qua ngân sách cho giai đoạn tài chính
tiếp theo bởi một đa số bằng hai phần ba tổng số các Bên tham gia có mặt
và bỏ phiếu.

6. Mỗi Bên tham gia sẽ đóng góp cho ngân
sách này theo mức đóng góp được các Bên tham gia có mặt và nhất trí
thông qua tại cuộc họp của Hội nghị thường lệ các Bên tham gia.

Điều 7

1. Đại diện của các Bên tham gia tại những
Hội nghị như vậy phải là những người là chuyên gia về đất ngập nước
hoặc chim nước có kiến thức và kinh nghiện về nghiên cứu khoa học, quản
lý hành chính hoặc các lĩnh vực thích hợp khác.

2. Mỗi Bên tham gia có đại diện tại Hội
nghị sẽ có một phiếu bầu, các khuyến nghị, quyết nghị và quyết định được
thông qua bởi một đa số thông thường của các Bên tham gia có mặt và bỏ
phiếu, trừ khi có quy định khác trong Công ước này.