Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}
BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG TP.HCM
THÁNG
05 NĂM 2012
Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí
Minh trong tháng 05/2012 cho thấy chất lượng môi trường của thành phố như sau:
Ø
Đối
với chất lượng môi trường không khí:
–
Ô nhiễm bụi là vấn đề đáng quan ngại
nhất trong chương trình quan trắc ô nhiễm không khí do giao thông: dao động từ
0,4 – 0,58 mg/m3, 85% giá trị quan trắc không đạt QCVN.
–
Với 100% số liệu quan trắc không đạt quy
chuẩn cho phép, dao động 73 – 86 dB. Tiếng ồn cũng là một trong những tác nhân
gây ô nhiễm trên các tuyến đường trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
–
Nồng độ NO2 quan trắc tháng
5/2012 trung bình dao động từ 0,16 – 0,21 mg/m3.
–
CO quan trắc được trong tháng 5/2012 có
98% số liệu đạt QCVN. So với cùng kỳ năm 2011 nồng độ CO quan trắc tháng 5/2012
có xu hướng giảm: giảm tại 06 trạm quan trắc.
–
Hàm lượng Chì quan trắc trong tháng
5/2012 dao động trong khoảng 0,21 – 0,29 µg/m3.
Ø Đối với chất lượng môi trường nước:
–
Số
liệu quan trắc thủy văn cho thấy:
Trong kỳ quan trắc
tháng 5/2012, mực nước cao nhất lúc triều dâng Hmax dao
động từ 105cm (Bến Súc) – 153cm (Hóa An). Còn so với Hmax tháng 5/2011, giá trị
Hmax tháng 5/2012 có giá trị lớn hơn từ 1cm đến 14cm, chỉ trừ trạm Thị Tính và
Bình Điền có giá trị Hmax nhỏ hơn lần lượt là 4cm và 3cm.
Mực nước chân triều
thấp nhất (Hmin) tháng 5/2012 tại tất cả các trạm có
giá trị nhỏ hơn Hmin tháng 4/2012 từ 27cm (Vàm Cỏ) đến 74cm (Tam Thôn Hiệp).
Lưu tốc cực đại lúc triều rút Vmax+ nhìn chung có xu thế nhỏ
hơn tháng trước, cũng như nhỏ hơn lưu tốc cực đại lúc triều rút của cùng kỳ năm
trước.
Lưu tốc cực đại lúc triều dâng vào tháng 5/2012 có xu thế nhỏ hơn tháng
trước;
Lưu lượng bình quân trong tháng 5/2012 này nhìn chung lớn hơn giá trị
lưu lượng bình quân của tháng trước (tháng 4/2012), nhưng nhỏ hơn giá trị lưu
lượng bình quân của cùng kỳ năm trước (tháng 5/2011).
–
Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích
cấp nước
Các chỉ tiêu pH, BOD5,
COD và độ mặn tại các trạm quan trắc đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Chỉ tiêu DO tại 83,3%
các trạm quan trắc, Coliform tại 66,6% các trạm và nồng độ dầu tại 100% các
trạm không đạt quy chuẩn cho phép nêu trên.
So với tháng 04/2012, các chỉ tiêu như DO, BOD5, COD và
Cloliform có xu hướng tăng tại 50 – 83,3% các trạm qua trắc. Các chỉ tiêu như
pH, nồng độ dầu có xu hướng giảm tại 66,6 – 83,3% các trạm. Riêng độ mặn có xu
hướng giảm và không thay đổi tại 66,6% các trạm quan trắc.
So với cùng kỳ năm 2011, các chỉ tiêu như pH, BOD5, COD và
Coliform có xu hướng tăng tại 66,6 – 83,3% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu như
DO, nồng độ dầu và độ mặn có xu hướng giảm tại 50 – 83,3% các trạm.
Kết quả quan trắc tại các trạm cho thấy nồng độ
Mn dao động trong khoảng 0,033 – 0,083 mg/l đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCXDVN
33:2006, Mn < 0,2 mg/l). So với tháng 04/2012 nồng độ Mn có xu hướng giảm
tại 66,6% các trạm, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2011 nồng độ Mn có xu hướng
tăng tại 83,3% các trạm quan trắc.
Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
–
Chất
lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích khác
Nhìn chung, các chỉ
tiêu như độ pH, BOD5, COD và nồng độ dầu đo được trong tháng 05/2012
tại tất cả các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Riêng nồng độ DO và Coliform tại 44 – 56% các trạm quan trắc vượt
quy chuẩn cho phép nêu trên.
So với tháng 04/2012, các chỉ tiêu BOD5, COD và Coliform có xu
hướng tăng tại 56,3 – 100% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO và nồng độ dầu
có xu hướng giảm tại 62,5 – 81,3% các trạm. Riêng pH thay đổi không đáng kể.
So với cùng kỳ năm 2011,
hầu hết các chỉ tiêu như pH, BOD5, COD và Coliform có xu hướng tăng
tại 50– 85,7% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO và nồng độ dầu có xu hướng
giảm tại 78,6% các trạm.
Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy
chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
–
Chất
lượng nước biển ven bờ
Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới
hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm). Một số chỉ tiêu vượt quy
chuẩn như: COD có 7/9 vị trí quan trắc
vượt quy chuẩn 1,3 – 455,3 lần (cửa sông Đồng Tranh, cửa sông Lòng Tàu,
cửa sông Cái mép, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hòa và khu du lịch Phương
Nam), trong đó vị trí bãi Cần Thạnh có nồng độ COD tăng đột biến đến 1366 mg/l
vượt quy chuẩn đến 455,3 lần nhưng chưa rõ nguyên nhân và sẽ theo dõi thêm vào
những đợt quan trắc kế tiếp. Chỉ tiêu Coliform có 3/9 vị trí quan trắc vượt quy
chuẩn 1,5 – 4,3 lần (cửa sông Đồng Tranh, cửa sông Cái Mép và khu du lịch
Phương Nam). Hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy chuẩn Việt Nam ở cả 9 vị trí
quan trắc thuộc cả 2 khu vực: nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.
Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg) trong nước biển ven bờ
đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng
thủy sản và khu vực bãi tắm), ngoại trừ hàm lượng Đồng (Cu) có 6/9 vị trí vượt
quy chuẩn từ 1,3 – 2,5 lần (cửa sông Đồng Tranh, cửa sông Lòng Tàu, cửa sông
Cái Mép, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4 và bãi Đồng Hòa).
Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy đều đạt tiêu chuẩn
cho phép của Mỹ (Tiêu chuẩn cho phép của Mỹ WAC 173 -204- 320 đối với bùn đáy
cửa biển: nồng độ chì (Pb) 450 mg/kg; cadimi (Cd) 5,1 mg/kg; thủy ngân (Hg)
0,41 mg/kg; asen (As) 57mg/kg; đồng
(Cu) 390 mg/kg).
Không phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc
thuộc 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước
biển ven bờ và trầm tích đáy.
Kết quả quan trắc Đa dang sinh học tại khu hệ động vật nổi có số loài đạt
cao nhất là 24 loài với tổng số cá thể cao nhất là 13800 cá thể/m3
tại khu vực khu du lịch và thấp nhất là 4 loài với 180 cá thể/m3 tại
khu vực cửa sông.
Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ thực vật nổi có số loài đạt
cao nhất là 24 loài ( khu vực cửa sông và khu vực khu du lịch) với số tế bào đạt
cao nhất là 20501 tế bào/lít tại khu vực bãi triều. Ở khu vực bãi triều có số
loài thấp nhất đạt 14 loài và khu vực cửa sông có tổng số tế bào thấp nhất đạt
79 tế bào/lít.
Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ động vật đáy có số loài đạt
cao nhất là 7 loài với số lượng cá thể cao nhất là 440 cá thể/m2 tại
khu vực bãi triều và thấp nhất là 1 loài với số lượng cá thể thấp nhất là 10 cá
thể/m2 tại khu vực khu du lịch.