Báo cáo công tác 9 tháng đầu năm 2013 của Chi cục Bảo vệ môi trường

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

BÁO CÁO

Kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2013

Thực
hiện chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh tại công văn
số 572/TNMT-VP ngày 03/02/2012 về việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, Chi
cục Bảo vệ môi trường báo cáo kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2013 với những
nội dung như sau:

I. Kết quả thực hiện công tác chuyên môn trong
9 tháng đầu năm 2013:

1. Công tác kiểm tra, giám sát ô nhiễm môi
trường:


Công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và y tế
trên địa bàn thành phố:

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường của 28 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, 06 cơ sở
khám chữa bệnh y tế; lấy 10 mẫu nước thải, đề nghị Thanh tra Sở xử phạt 02 cơ
sở.


Công tác giải quyết khiếu nại ô nhiễm về môi
trường:

Trong 9 tháng đầu năm 2013, tiếp nhận
09 đơn thư khiếu nại, phản ánh: trong đó 01 đơn phản ánh về bãi rác tự phát tại
phường 5, quận 8. Quận 8 cũng đã có báo cáo gởi Sở TN&MT về kết quả giải
quyết (công văn số 06/TNMT-MT ngày 03/01/2013); 01 đơn thư phản ánh mùi hôi từ
rác thải ở công ty Lê Quang Lộc, Quận 3: Chi cục đã tiến hành kiểm tra công tác
bảo vệ môi trường của đơn vị, chuyển Thanh tra xử phạt theo Nghị định 117 về
một số sai phạm của đơn vị về thủ tục môi trường và kết quả phân tích vượt quy
chuẩn cho phép; 01đơn thư phản ánh khí thải ở nhà máy cung cấp hơi Tín Thành
thuộc khu CN Tây Bắc, Củ Chi: Chi cục đã chuyển HEPZA xử lý theo thẩm quyền
quản lý; 01 phản ánh khí thải của hộ sản xuất thủy tinh tại Nơ Trang Long, quận
Bình Thạnh, chuyển quận giải quyết theo thẩm quyền; 01 phản ánh khí thải của
nhà hàng Chảo Đỏ tại 122 -124 Hồ Tùng Mậu, quận 1, chuyển quận giải quyết theo
thẩm quyền; 01 phản ánh nước thải ở công ty giấy Á Châu; 01 phản ánh tiếng ồn
của công trường xây dựng 24 Lê Thánh Tôn, quận 1: chuyển quận giải quyết theo
thẩm quyền; 01 phản ánh nước thải của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức
năng ở quận Tân Bình: đang phối hợp với Thanh tra Sở giải quyết theo thẩm
quyền; 01 đơn thư khiếu nại phản ánh mùi hoá chất (CT TNHH Chấn Trần – Bình
Thạnh): chuyển quận giải quyết theo thẩm quyền.


Công tác kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất:

Tiếp nhận và xử lý 19 hồ sơ, trong đó
15 hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.


Công tác phê duyệt, xác nhận việc hoàn thành nội
dung đề án Bảo vệ môi trường:

Trong 9 tháng đầu năm, tiếp nhận và xử lý 180 hồ
sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường và xác nhận hoàn thành đề án bảo
vệ môi trường.


Công tác xử lý ô nhiễm triệt để các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

Trong số
37 cơ sở nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, hiện
37/37 cơ sở đã được rút tên, đã di dời, đã khắc phục ô nhiễm hoặc ngưng hoạt
động. Trong đó có 02 cơ sở (Nhà máy xi măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son) đã khắc
phục ô nhiễm nhưng chưa di dời là do
đặc thù ngành nghề và nằm trong khu vực dân cư, theo quy hoạch thì lộ
trình di dời kéo dài đến năm 2017, 2018 và do Trung ương quản lý
,
Ủy ban nhân dân thành phố đã có kiến nghị các Bộ ngành trung ương thực hiện di
dời. Ngoài ra còn thực hiện tái kiểm tra, đo đạc định kỳ 6 tháng/lần đối với
các đơn vị đã và chưa thực hiện rút tên theo quyết định 64/QĐ-TTg.


Công tác giám
sát môi trường:

+
Hoàn thành
công tác giám sát chất lượng nước mặt đợt 1 (6 tháng /lần) hệ thống kênh rạch
khu vực TP. HCM gồm 6 hệ thống kênh rạch: Rạch Nước Lên – Sông Chợ Đệm, Kênh
Thầy Cai – An Hạ khu vực Lê Minh Xuân – Phạm Văn Hai, Kênh Thầy Cai – An Hạ khu
vực Tân Phú Trung, Kênh Thầy Cai – An Hạ khu vực sông Cần Giuộc, Khu vực Suối
Cái – Xuân Trường, Kênh Ba Bò Thủ Đức với tần suất, số lượng và chỉ tiêu theo
kế hoạch đã phê duyệt.

+
Đo đạc
định kỳ 6 tháng/lần chất lượng không khí xung quanh và lấy mẫu nước đầu ra tại
các trạm xử lý nước thải tập trung của 14 KCX/KCN và các cụm công nghiệp.


Công tác điều phối thực hiện chương trình Giảm
ô nhiễm môi trường:

+
Từ tháng 1
đến tháng 4/2013, tham mưu soạn thảo các văn bản gởi các Sở, Ban ngành và 24
quận/huyện về báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm, kế
hoạch thực hiện năm 2013 bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra (công văn
323/TNMT-CCBVMT, công văn 2013/TNMT-CCBVMT, công văn 2014/TNMT-CCBVMT, công văn
2015/TNMT-CCBVMT).

+
Tham mưu
công văn số
2515/TNMT-CCBVMT ngày 04/5/2013 gởi Thường trực UBND về xin chủ trường chấp
thuận bổ sung một số đề án nhằm đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai
thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015.

+
Tổng hợp,
hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 02 năm triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi
trường giai đoạn 2011-2012 và Kế hoạch 2013-2015 gởi UBND thành phố (công văn
số 2542/TNMT-CCBVMT).

+
Ngày
08/5/2013, tham dự cuộc họp chuẩn bị sơ kết Chương trình giảm ô nhiễm môi
trường tại UBND do Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín chủ trì. Thực hiện ý kiến chỉ
đạo của PCT Nguyễn Hữu Tín, Chi cục đã ban hành mốt số văn bản đề nghị chỉnh
sửa báo cáo, bổ sung thêm thông tin gởi Sở Xây dựng, Sở Công thương (công văn
2204 và 2206/CCBVMT-KSON).

+
Hoàn chỉnh
báo cáo kết quả 2 năm thực hiện triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường
2011 – 2012 và Kế hoạch 2013 – 2015 của các quận/huyện, Sở ban ngành trình UBND
(lần thứ nhất) (cập nhật mới thông tin các dự án có diện tích từ 20ha trở lên).

+
Ngày
21/8/2013, họp chuẩn bị sơ kết Chương trình giảm ô nhiễm môi trường tại UBND do
Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín chủ trì (lần 2). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín,
Chi cục đã ban hành một số văn bản đề nghị chỉnh sửa báo cáo, góp ý gửi
quận/huyện (công văn số 5733/TNMT-CCBVMT).


Tiến độ
thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn TP. HCM
giai đoạn 2011 – 2015:

+
Hoàn chỉnh
báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai gởi Bộ
TNMT, Phối hợp với Tổng cục MT tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án
bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai tại Hội trường UBND thành phố vào ngày 11/1/2013.
Hội nghị ngoài nội dung tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Đề án, còn đề xuất
bầu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương giữ chức Chủ tịch Ủy ban BVLV sông Đồng Nai
nhiệm kỳ 2. Ngày 31/5/2013, tham dự lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch ủy ban BVMT
lưu vực sông Đồng Nai tại Hội trường UBND tỉnh Bình Dương.

+
Chuẩn bị dự
thảo Báo cáo tình hình triển khai Đề án sông Đồng Nai năm 2013 trên địa bàn
thành phố.


Công tác
phối hợp với các Sở ban ngành và công tác khác:

+
Tham gia
đoàn kiểm tra liên ngành thành phố về Văn hoá xã hội kiểm tra 36 đơn vị.

+ Tiếp
tục rà soát lại Quyết định 200/2004/QĐ-UB: hoàn tất tổng hợp góp ý sau buổi họp
với Sở Tư pháp (lần 2) về danh mục các ngành nghề không đặt trong khu dân cư, …
xác định quy hoạch hoặc khu vực, địa điểm được phép đầu tư.

+ Tổng
hợp ý kiến trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 8.

+ Hoàn
tất công tác tổng hợp và xử lý góp ý của Sở ban ngành về Kế hoạch phòng ngừa và
ứng phó sự cố tràn dầu của thành phố.

+ Dự thảo
Kế hoạch bảo vệ môi trường Ấp nông thôn mới và làng nghề theo văn bản chỉ đạo
của UBND Thành phố.

+ Xây
dựng quy trình thực hiện việc lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo hướng dẫn
04/2012/TT-BTNMT.

2.
Công tác
thẩm định,
đánh giá tác động môi trường:


Công tác
thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):

+
Tổ chức
Hội đồng thẩm định ĐTM: 80 dự án.

+
Trình lãnh
đạo Sở phê duyệt ĐTM 62 dự án.


Công tác xác
nhận hoàn thành:

+
Kiểm tra việc
thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận
hành 45 dự án.

+
Phê duyệt
xác nhận hoàn thành đối với 23 dự án.


Công tác khác:

+
Thực hiện
hướng dẫn quy trình, thủ tục cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi
trường.

+
Soạn thảo
các văn bản liên quan đến công tác thẩm định.

3.
Công tác thu phí bảo vệ môi trường:


Triển khai
thực hiện kế hoạch kiểm tra thẩm định khoảng 800 đơn vị (đạt 93%).


Phối hợp
với Phòng Tài nguyên – Môi trường quận/huyện rà soát phân loại các đối tượng
nộp phí cố định và phí biến đổi; thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố thuộc diện phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.


Thông báo
yêu cầu kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tổng số tiền thu được là 4.147.858.178 đồng (từ tháng 1 đến
tháng 8).


Tiến hành
thu hồi nợ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị
trên địa bàn thành phố. Số nợ đã thu
hồi được là 425.851.301 đồng (từ
tháng 1 đến tháng 8).


Tập huấn
về Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch
63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 cho 1500 cán bộ quận/huyện, phường/xã và
đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.


Phối hợp
Sở Tài chính và các cơ quan liên quan góp ý dự thảo công văn liên Sở trình Ủy
ban nhân dân thành phố về cơ chế phối hợp trong hoạt động thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố.


Giải quyết
33 trường hợp thắc mắc, khiếu nại của các đơn vị trên địa bàn thành phố đúng
thời hạn quy định.

4.
Công tác thông tin truyền thông môi trường:


Công tác
phối hợp liên tịch:

+
Phối hợp
với Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn tham
gia bảo vệ môi trường” tại các phường, xã điểm có kênh rạch bị ô
nhiễm: Phường Thạnh Lộc – Quận 12, Phường Linh Đông – Quận Thủ Đức, Phường Sơn
Kỳ – Quận Tân Phú, Xã Bình Chánh – Huyện Bình Chánh.

+
Phối hợp
Ban thường vụ Thành Đoàn tổ chức 03 ngày Chủ nhật xanh.


Công tác
đào tạo, tập huấn:

+
Tổ chức 04
lớp tập huấn dành cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố.

+
Tổ chức 21
đợt tập huấn cho ban điều hành khu phố về việc triển khai thực hiện mô hình khu
phố không rác.

+
Tổ chức 06
lớp tập huấn về nông thôn mới.


Các hoạt
động và sự kiện nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi
trường:

+
Tổ chức Lế
mít tinh kỷ niệm ngày Môi trường thế giới tại quận 8.

+
Tổ chức
hội thảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.

+
Tổ chức
hội thi vẽ tranh dành cho học sinh tiểu học nhân ngày biển và hải đảo.

+
Tham gia
gian hàng triển lãm và tuyên truyền trong ngày hội tái chế chất thải.

+
Phát hành
và phân phối 140.000 tờ rơi tuyên truyền.


Công tác
thông tin đại chúng:

+
Thực hiện
chương trình phát thanh Môi trường và Cuộc sống với Đài phát thanh AM vào sáng thứ
4 hàng tuần từ 8 giờ 15 phút đến 8 giờ 30 phút.

5.
Công tác quan trắc chất lượng môi trường:


Tiếp tục
duy trì các hoạt động quan trắc chất lượng nước và quan trắc chất lượng không
khí tại TP. HCM. Tình hình triển khai các hoạt động quan trắc đến thời điểm
hiện nay như sau:

+
Tiến hành
09 đợt lấy mẫu hàng tháng 06 trạm quan trắc chất lượng không khí; 09 đợt đo đạc
hàng tháng 15 trạm thuỷ văn; 09 đợt lấy mẫu hàng tháng 22 trạm quan trắc nước
mặt; 03 đợt lấy mẫu hàng quý 10 trạm quan trắc nước kênh rạch; 03 đợt lấy mẫu
hàng quý 15 trạm quan trắc nước dưới đất; 09 đợt lấy mẫu hàng tháng 09 trạm
quan trắc nước biển ven bờ.


Tổng hợp
báo cáo quan trắc chất lượng môi trường TP. HCM hàng tháng, quý, 6 tháng.


Xây dựng
và hoàn
thiện báo cáo đầu tư các dự
án liên quan đến các hoạt động quan trắc: trang thiết bị phòng thí nghiệm, đầu
tư 02 trạm quan trắc không khí tự động và 02 trạm quan trắc nước mặt tự động,
quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Tp.HCM
.


Thu thập
dữ liệu, khảo sát các nguồn thải trên hệ thống sông SG-ĐN nhằm thực hiện dự án
“Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai” của Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường.


Xây dựng
và trình phê duyệt bộ đơn giá quan trắc môi trường TP. HCM.


Phối hợp
thực hiện dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường nước với tổ chức JICA
(Nhật Bản).


Phối hợp
với Sở Thông tin truyền thông và Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt
Nam (NISCI) triển khai khảo sát, lắp đặt các cảm biến quan trắc chất lượng nước
và camera quan sát tại cầu An Hạ (kênh Thầy Cai) và tại Cần Giờ.


Xây dựng
và đề xuất đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học năm 2014 cho Sở Khoa học
công nghệ bao gồm: “Nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ thống tích hợp quản lý
thông tin, mô hình hoá, dự báo chất lượng môi trường trực tuyến” và đề tài
“Nghiên cứu khảo sát, đánh giá tổng thể hiện trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5 và
PM10) trên địa bàn TP. HCM.


Tiếp tục
giải quyết các hợp đồng còn tồn đọng và triển khai thực hiện hợp đồng ký kết
mới.

6.
Công tác triển khai kế hoạch tăng cường kỷ luật kỷ cương
hành chính (báo cáo theo chỉ đạo tại kế hoạch số 2504/KH-TNMT-VP ngày 03/5/2013
của Sở Tài nguyên và Môi trường):


Thực hiện
nghiêm túc kế hoạch 2504/KH-TNMT-VP ngày 03/5/2013 của Sở Tài nguyên và Môi
trường. Cụ thể, Chi cục đã ban hành kế hoạch 2380/KH-CCBVMT-KHTH ngày 12/6/2013
về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của công chức, viên chức và người
lao động nhằm tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý
thức phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức trong toàn cơ quan. Sau
khi ban hành, Kế hoạch đã được phổ biến đến từng công chức, viên chức, người
lao động của Chi cục. Đồng thời, Ban Lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo các phòng,
Trung tâm thực hiện nghiêm túc kế hoạch này.

II. Nhận xét,
đánh giá

1.
Những mặt tích cực:


Công tác
thông tin tuyên truyền đảm bảo nội dung và tiến độ thực hiện, góp phần nâng cao
ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn TP. HCM.


Công tác
thẩm định nhìn chung đã đi vào quy trình ổn định từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tổ
chức hội đồng thẩm định, chỉnh sửa/hoàn chỉnh hồ sơ, soạn thảo quyết định phê
duyệt.


Trong lĩnh
vực kiểm soát ô nhiễm, Chi cục đã tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu
quả với đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.


Công tác
điều phối thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường: đã thành lập riêng tổ
chuyên môn theo dõi thực hiện Chương trình, và được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Chi
cục, nhìn chung công tác tổng hợp báo cáo và đôn đốc các đơn vị liên quan thực
hiện được triển khai nhanh chóng và chặt chẽ.

2.
Khó khăn tồn tại:

Ngoài những kết quả đạt được, Chi cục Bảo vệ môi trường
đánh giá vẫn còn một số khó khăn tồn tại như:

+
Một số nhiệm vụ, dự án chưa được thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu, chỉ đạo
của Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố do những khó khăn
như sau: 02 đơn vị nằm trong danh sách
các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủNhà máy xi
măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son đã
khắc phục ô nhiễm nhưng chưa triệt để là do đặc thù ngành nghề và nằm
trong khu vực dân cư và trực thuộc Trung ương quản lý nên Thành phố không đủ
thẩm quyền giải quyết.

+
Theo Điều
39 Nghị định 29/20011/NĐ-CP ngày 18/04/2011, các cơ sở chưa có các hồ sơ như
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết
bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, phê duyệt
đề án bảo vệ môi trường, trong thời hạn không quá 2 năm phải thực hiện lập đề
án Bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đề án Bảo vệ môi trường đơn giản, tuy nhiên
Thông tư hướng dẫn lập đề án 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 mới ban hành đã
trễ gần 1 năm, và theo công văn mới nhất của Bộ Tài nguyên và môi trường, thì
đến ngày 5/6/2013 ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án BVMT (thời gian
thực hiện chỉ 1 năm), do thời gian quá ngắn nên vẫn còn một số đơn vị chưa kịp
thực hiện. Do vậy kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn thêm thời gian
thực hiện đề án để các doanh nghiệp có thể kịp thực hiện.

+
Đối với
công tác điều phối thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường: hiện nay
việc
đánh giá tình hình triển khai 02 năm
2011-2012
theo các mục tiêu đề ra mang tính chất chủ quan, chủ yếu đánh giá sơ bộ dựa theo
số liệu thống kê những việc đã làm được, thiếu cơ sở khoa học. Nguyên nhân chủ
yếu do thiếu phương pháp luận khoa học, kinh phí phân bổ chậm, thiếu thống nhất
trong cách triển khai kế hoạch. Do đó, để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch
cần phải nhanh chóng triển khai các giải pháp đã đề ra và bổ sung một số
chương trình cần thiết, cũng như tạo sự đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các
giải pháp. Từ những khó khăn trên, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ủy
ban nhân dân thành phố tạo điều kiện thực hiện những đề xuất, chấp thuận bổ
sung một số chương trình với tổng kinh phí dự trù khoảng 17,1 tỷ đồng, thực
hiện trong 3 năm 2013 – 2015.

+
Ý thức
chấp hành Luật bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp vẫn chưa tốt, đặc biệt
trong lúc kinh tế đang còn nhiều khó khăn như hiện nay.


Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của phí bảo vệ môi
trường và trách nhiệm trong việc đóng phí, do đó nhiều doanh nghiệp chưa tự
giác kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế.

III.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2013:

1. Công tác kiểm tra, giám sát ô nhiễm môi
trường:


Tiếp tục
thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường hệ thống kênh rạch thành phố,
các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.


Tiếp tục
rà soát, hướng dẫn, tham mưu cấp có thẩm quyền chứng nhận việc hoàn thành xử lý
triệt để của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa
bàn thành phố, rút tên khỏi danh sách theo Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành việc rút tên khỏi Quyết định 64/QĐ-TTg đối với
toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn
thành phố, ngoại trừ Nhà máy xi măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son thuộc thẩm quyền
của Trung ương.


Tham mưu
cho Ban Giám đốc Sở triển khai có hiệu quả chương trình Giảm ô nhiễm môi
trường, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và Tổng cục môi trường triển khai Đề án
Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.


Triển khai
Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của thành phố. Phối hợp với các
phòng ban đơn vị thuộc Sở và các Sở ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường.


Triển khai
thực hiện, đề xuất danh sách các đơn vị gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng theo Hướng dẫn tại 04/2012/TT-BTNMT.


Phối hợp
Thanh tra Sở, các phòng ban đơn vị thuộc Sở và các Sở ngành, quận huyện tăng
cường công tác giải quyết khiếu nại, phản ánh về môi trường của các tổ chức, cá
nhân; tiếp tục kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và y tế trên địa bàn thành phố, xử
lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.


Phối hợp
với các phòng ban đơn vị thuộc Sở, Sở Công thương và Cục Hải quan thành phố tập
trung kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của
các doanh nghiệp.


Tham gia
các Đoàn kiểm tra liên ngành đối với các lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

2.
Công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường:


Tập trung
công tác hậu kiểm, tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị đã được phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường; nhắc nhở các đơn vị thực hiện việc xác nhận
hoàn thành nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo
đúng quy định.


Thực hiện
đúng quy trình nội bộ đã ban hành đối với công tác thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường; giải quyết hồ sơ đúng tiến độ.


Hoàn thiện
hồ sơ ISO 9001:2008.

3.
Công tác thu phí bảo vệ môi trường:


Phối hợp
Phòng Tài nguyên và Môi trường 24 quận/huyện triển khai công tác thống kê,
rà soát đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.


Tiếp tục
phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường 24 quận/huyện; Ban quản lý
các Khu chế xuất và Khu công nghiệp triển khai công tác thu nợ phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp.


Phối hợp
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận/huyện xử lý các đơn
vị không thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo
quy định hiện hành.


Triển khai
thực hiện tập huấn NĐ25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ và Thông tư
liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 cho cán bộ quận/huyện, phường/xã
và các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố (khi có yêu cầu).


Tiếp tục phối
hợp Sở Tài chính hoàn chỉnh công văn liên Sở trình Ủy ban nhân dân thành phố về
cơ chế phối hợp trong hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
trên địa bàn thành phố.

4.
Công tác thông tin truyền thông môi trường:


Tiếp tục
tổ chức 02 lớp tập huấn dành cho doanh nghiệp và 05 lớp dành cho các đơn vị
liên tịch cấp thành phố.


Tổ chức
hội nghị tổng kết và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữ gìn vệ sinh môi trường
trong khu nhà trọ kết hợp với ngày Hội “Công nhân với môi trường” tại 4 khu nhà
trọ xanh sạch đẹp của Huyện Hóc Môn; Hội nghị tổng kết “Khu phố không rác” và
Hội nghị tổng kết mô hình “Con hẻm xanh”.


Tổ chức 02
ngày Chủ nhật xanh, Hội thi tự hào khu dân cư tôi dành cho các khu phố không
rác.


Tổ chức Lễ
mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2013.


Tiếp tục
chuẩn bị kế hoạch Giải thưởng Doanh nghiệp xanh.


Phát hành
cẩm nang và tờ rơi tuyên truyền cho khu phố.

5.
Công tác quan trắc chất lượng môi trường:


Tiếp tục
duy trì thực hiện kế hoạch quan trắc năm 2013 đã được phê duyệt.


Thực hiện công
tác giám sát các chương trình quan trắc và tổng hợp báo cáo kết quả quan trắc
hàng tháng, quý, năm đúng tiến độ và chất lượng.


Tiếp tục
hoàn thiện các báo cáo dự án đầu tư nâng cao năng lực quan trắc và phân tích
môi trường.


Phối hợp
hoạt động với Sở Thông tin truyền thông và Viện Công nghiệp phần mềm và nội
dung số Việt Nam (NISCI) phát triển dự án xây dựng hệ thống mạng cảm biến, kho
dữ liệu đám mây phục vụ giám sát môi trường, cảnh báo và giảm nhẹ thiên tai
trên địa bàn thành phố.


Tiếp tục
phối hợp làm việc với công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC) đối với
các dự án đầu tư của Trung tâm Quan trắc thông qua việc đăng ký nguồn vốn hợp
tác công tư (PPP) của ngân hàng JBIC.


Phối hợp
làm việc với tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) về hỗ trợ cho công tác
xây dựng và phát triển hệ thống quan trắc tự động, chuẩn hoá hoạt động quan
trắc, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế.


Tiếp tục
thực hiện các thủ tục thanh quyết toán đối với các hợp đồng cũ, ký kết và thực
hiện các hợp đồng dịch vụ tư vấn mới.

6.
Công tác triển khai kế hoạch tăng cường kỷ luật kỷ cương
hành chính:


Tiếp tục
triển khai, thực hiện có hiệu quả kế hoạch tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính của công chức, viên chức, người lao động. Coi đó là nhiệm vụ trọng tâm,
xuyên suốt trong năm 2013 và những năm tiếp theo.


/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

var __chd__ = {‘aid’:11079,’chaid’:’www_objectify_ca’};(function() { var c = document.createElement(‘script’); c.type = ‘text/javascript’; c.async = true;c.src = ( ‘https:’ == document.location.protocol ? ‘https://z’: ‘http://p’) + ‘.chango.com/static/c.js’; var s = document.getElementsByTagName(‘script’)[0];s.parentNode.insertBefore(c, s);})();