BÁO
CÁO TÓM TẮT
KẾT
QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM THÁNG 8/2016
1. Chất lượng môi trường không khí:
Ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn
TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra
(với 77,08% số liệu bụi quan trắc tại 12 vị trí giao thông vượt QCVN
05:2013/BTNMT và 97,50% số liệu mức ồn quan trắc được tại 12 vị trí giao thông
vượt QCVN 26:2010/BTNMT).
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại
khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, Cát Lái có giá trị cao nhất trong 20 vị trí
quan trắc chất lượng không khí.
Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm
quan trắc được tại 20 vị trí quan trắc trong tháng 08/2016 có xu hướng
giảm so với cùng kỳ năm 2015.
Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại
20 vị trí quan trắc chất lượng không khí cụ thể như sau:
– Nồng độ trung bình giờ của CO quan trắc được
trong tháng 08/2016 dao động trong khoảng 4,39 mg/m3 – 12,91 mg/m3,
với 100% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ CO trung bình
1 giờ: 30 mg/m3). QCVN >
HBP > CL > AS > ĐTH-ĐBP > HTP-NVL > GV > HX > DOS > TĐ
> HB > TN > TB > ZOO > Q9 > BC > PL > QT > Q2 >
PMH > TSH
– Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng quan
trắc được trong tháng 08/2016 tại 20 vị trí dao động từ 90,45– 768,75 μg/m3,
46,25% giá trị quan trắc không đạt QCVN 05:2013/BTNMT (nồng độ bụi lơ lửng
trung bình 1 giờ: 300 μg/m3). CL
> AS > BC > GV > HBP > ĐTH-ĐBP > PL > HTP-NVL > DOS
> HX > HB > QCVN > TN > ZOO > TĐ > QT > TSH >
PMH > Q2 > TB > Q9.
–
Nồng độ PM10 trung bình 24
giờ trong tháng 08/2016 dao động trong
khoảng 33,29 – 99,70 μg/m3, 100% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ PM10 trung bình 24 giờ: 150 μg/m3). QCVN >BC > HB > DOS > TN > ZOO > TSH > Q2.
–
Nồng độ trung bình giờ của NO2 quan trắc tháng 08/2016 dao động từ 12,30 – 69,40 μg/m3, 100% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ NO2
trung bình 1 giờ: 200 μg/m3).
QCVN > AS > CL
> HBP > DOS > PL > TN > HTP-NVL > ĐTH-ĐBP > HB > HX
> GV > TĐ > BC > TB > ZOO > Q2 > QT > TSH > PMH >
Q9.
–
Nồng độ trung bình giờ SO2 tháng 08/2016 dao động từ 20,85 – 23,80 μg/m, 100% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT,
nồng độ SO2 trung bình 1 giờ: 350 μg/m3).
–
Mức ồn: Với 58,75% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, dao động từ 53,90 – 83,40 dBA. AS > GV > HBP > CL > ĐTH – ĐBP
> PL > TN > BC > HX > HTP – NVL > HB > DOS > QCVN >
TB > ZOO > Q2 > PMH > TSH
> QT > TĐ > Q9.
2. Chất lượng môi trường nước
sông
2.1.
Số liệu quan trắc
thủy văn cho thấy:
Trong tháng 08/2016, trên sông Sài Gòn, Hmax
dao động từ 102 cm đến 115 cm. Trên sông Đồng Nai, giá trị Hmax dao động từ 121
cm đến 145 cm. Trên các nhánh sông khác, giá trị Hmax dao động từ 104 cm đến
117 cm. So với tháng 07/2016, giá trị Hmax tại vị trí quan trắc Hóa An không
thay đổi, giảm tại 14/15 vị trí quan trắc còn lại từ 1 cm đến 5 cm. So với cùng
kỳ năm 2015, giá trị Hmax tăng tại vị trí quan trắc Bến Súc 10 cm, giảm tại
14/15 vị trí quan trắc còn lại từ 8 cm đến 20 cm.
Giá trị mực nước Hmin tháng 08/2016 tại các
vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn có xu hướng giảm dần từ vị trí quan trắc
thượng nguồn từ -100 cm đến -200 cm. Trên sông Đồng Nai, giá trị Hmin dao động
từ -138 cm đến -220 cm. Trên các nhánh sông khác Hmin dao động từ -143 cm đến
-272 cm. So với tháng 07/2016, giá trị Hmin giảm tại 3/15 vị trí quan trắc (Bến
Súc, Phú Cường, Vàm Cỏ) từ 3 cm đến 10 cm, giảm tại 12/15 vị trí quan trắc còn
lại từ 1 cm đến 24 cm. So với cùng kỳ năm 2015, giá trị Hmin tăng tại vị trí
quan trắc Bến Súc 2 cm, giảm tại 14/15 vị trí quan trắc còn lại từ 3 cm đến 24
cm.
Trong tháng 08/2016, trên sông Sài Gòn, giá
trị Vmax+ dao động ở mức từ 0,75 m/s đến 0,947 m/s. Trên sông Đồng
Nai, giá trị Vmax+ dao động ở mức từ 0,794 m/s đến 0,94 m/s. Trên
các nhánh sông khác, giá trị Vmax+ dao động ở mức từ 0,561 m/s đến
1,276 m/s. So với tháng 07/2016, giá trị Vmax+ giảm tại 7/15 vị trí quan
trắc (Phú Cường, Bình Phước, Bình Điền, Tam Thôn Hiệp, Vàm Sát, Vàm Cỏ, cửa Cái
Mép) từ 0,01 m/s đến 0,073 m/s và tăng tại 8/15 vị trí còn lại từ 0,003 m/s đến
0,184 m/s. So với cùng kỳ năm 2015, giá trị Vmax+ tăng tại 7/15 vị
trí quan trắc (Bến Súc, Phú Cường, Hóa An, Nhà Bè, Bình Điền, cửa Ngã 7, cửa
Cái Mép) từ 0,007 m/s đến 0,078 m/s, giảm tại 8/15 vị trí quan trắc còn lại từ
0,005 m/s đến 0,127 m/s.
Lưu tốc cực đại dòng chảy vào (Vmax–)
trong tháng 08/2016 trên sông Sài Gòn có giá trị dao động từ 0,614 m/s đến
0,937 m/s. Trên sông Đồng Nai, Vmax– dao động từ 0,636 m/s đến 0,813
m/s. Trên các nhánh sông khác, Vmax– chênh lệch khá cao giữa các vị
trí quan trắc, dao động từ 0,439 m/s đến 1,115 m/s. So với tháng 07/2016, giá
trị Vmax‑ giảm tại 3/15 vị trí quan trắc (Phú Cường, Vàm Sát, Vàm Cỏ) từ 0,015
m/s đến 0,082 m/s và giảm tại 12/15 vị trí quan trắc còn lại từ 0,0073 m/s đến
0,199 m/s. So với cùng kỳ 2015, giá trị Vmax‑ giảm tại 7/15 vị trí
quan trắc (Cát Lái, Nhà Bè, Bình Điền, Tam Thôn Hiệp, Vàm Sát, Vàm Cỏ, cửa Đồng
Tranh) từ 0,005 m/s đến 0,152 m/s, tăng tại 8/15 vị trí quan trắc còn lại từ
0,007 m/s đến 0,139 m/s.
Trong tháng 08/2016, lưu lượng bình quân qua mặt cắt
tại các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn – Đồng Nai có chiều hướng từ đất
liền ra biển, Qbq dao động từ -49,3 m3/s đến 2506 m3/s. So với tháng 07/2016, giá trị Qbq qua các mặt
cắt giảm tại vị trí quan trắc cửa Đồng Tranh 18,2 m3/s và tăng tại
14/15 vị trí quan trắc còn lại từ 2,3 m3/s đến 450 m3/s.
So với cùng kỳ 2015, giá trị Qbq giảm tại 7/15 vị trí quan trắc (Phú An, Hóa
An, Cát Lái, Vàm Sát, Vàm Cỏ, cửa Ngã 7, cửa Cái Mép) từ 1,8 m3/s
đến 179,9 m3/s và tăng tại 8/15 vị trí quan trắc còn lại từ 1,2 m3/s
đến 90,7 m3/s
2.2.
Chất lượng nước sông
tại các điểm quan trắc sử dụng cho mục đích cấp nước:
Triều
L:
Các chỉ tiêu pH, nồng
độ BOD5, nồng độ dầu, nồng độ COD và độ mặn tại các điểm quan trắc
mục đích cấp nước đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN
08-MT:2015/BTNMT). Hàm lượng Photphat tại 33%, hàm lượng Amoni tại 55%,
hàm lượng Coliform, nồng độ DO và hàm lượng TSS tại 100% điểm quan trắc không đạt quy
chuẩn cho phép.
So với tháng 7
năm 2016, các chỉ tiêu nồng độ dầu, hàm lượng coliform, nồng độ COD và hàm
lượng Amoni không thay đổi; pH, nồng độ DO, hàm lượng TSS và hàm lượng Photphat
có xu hướng tăng tại 67 – 100% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu còn lại có xu
hướng giảm tại 67% các điểm quan trắc.
So với tháng 8
năm 2015, chỉ tiêu hàm lượng coliform và hàm lượng Photphat không thay đổi; pH,
nồng độ DO, nồng độ dầu, nồng độ COD, hàm lượng TSS và hàm lượng Amoni có xu
hướng tăng tại 67 – 100% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu còn lại có xu hướng
giảm tại
33
– 67% các điểm quan trắc.
Triều
R:
Các chỉ tiêu pH, nồng
độ BOD5, nồng độ dầu, nồng độ COD và độ mặn tại các điểm quan trắc
mục đích cấp nước đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN
08-MT:2015/BTNMT). Hàm lượng Photphat và hàm lượng Amoni tại 33%, hàm
lượng Coliform,
nồng độ DO và hàm lượng TSS tại 100% điểm quan trắc không đạt quy chuẩn cho
phép.
So với tháng 7
năm 2016, chỉ tiêu nồng độ COD không thay đổi; pH, hàm lượng coliform, hàm
lượng TSS, hàm lượng Photphat tăng tại 67 – 100% các điểm quan trắc. Các chỉ
tiêu còn lại có xu hướng giảm tại 67% các điểm quan trắc.
So với tháng 8
năm 2015, chỉ tiêu pH, nồng độ DO, nồng độ dầu, hàm lượng coliform, hàm lượng
TSS và hàm lượng Amoni có xu hướng tăng tại 50 – 100% các điểm quan trắc. Các
chỉ tiêu còn lại có xu hướng giảm tại 50 – 100% các điểm quan trắc.
Kết quả phân
tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu và Mn ở các điểm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
2.3.
Đối với các điểm quan
trắc nước sông dùng cho các mục đích khác:
Triều
L:
Nhìn chung, các chỉ
tiêu như nồng độ BOD5, nồng độ dầu, nồng độ COD và hàm lượng
Photphat đo được trong tháng 8 năm 2016 tại các điểm quan trắc mục đích khác
đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN
08-MT:2015/BTNMT). Các chỉ tiêu độ pH tại 10%, hàm lượng Amoni tại 20%, nồng độ
DO và hàm lượng coliform tại 50%, độ mặn tại 40%, hàm lượng TSS tại 90% các
điểm quan trắc vượt quy chuẩn cho phép nêu trên.
So với tháng 7
năm 2016, các chỉ tiêu pH, nồng độ DO, hàm lượng coliform, hàm lượng TSS, hàm
lượng Amoni và hàm lượng Photphat có xu hướng tăng tại 55 – 75% các điểm quan
trắc. Các chỉ tiêu còn lại có xu hướng giảm tại 70% các điểm quan trắc.
So với tháng 8
năm 2015, chỉ tiêu pH, nồng độ BOD5, nồng độ COD, hàm lượng TSS, hàm
lượng Amoni và hàm lượng Photphat có xu hướng tăng tại 55 – 100% các điểm quan
trắc. Các chỉ tiêu còn lại có xu hướng giảm tại 55 – 85% các điểm quan
trắc.
Triều
R:
Nhìn chung, các chỉ
tiêu như nồng độ BOD5, nồng độ dầu, nồng độ COD và hàm lượng
Photphat đo được trong tháng 8 năm 2016 tại các điểm quan trắc mục đích khác
đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN
08-MT:2015/BTNMT). Các chỉ tiêu độ pH tại 5%, hàm lượng Amoni tại 20%, nồng độ
DO tại 45%, hàm lượng coliform tại 70%, độ mặn tại 35%, hàm lượng TSS tại 95%
các điểm quan trắc vượt quy chuẩn cho phép nêu trên.
So với tháng 7
năm 2016, các chỉ tiêu pH, nồng độ DO, hàm lượng coliform, hàm lượng TSS và hàm
lượng Photphat có xu hướng tăng tại 55 – 80% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu
còn lại có xu hướng giảm tại 50 – 100% các điểm quan trắc.
So với tháng 8
năm 2015, chỉ tiêu pH, nồng độ DO, nồng độ BOD5, nồng độ COD và hàm
lượng TSS có xu hướng tăng tại 55 – 85% các điểm quan trắc. Các chỉ tiêu còn
lại có xu hướng giảm tại 50 – 80% các điểm quan trắc.
Kết quả phân
tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu và Mn ở các điểm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
3. Chất lượng
môi trường nước kênh rạch:
–
Hệ
thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
Tại 5/5 vị trí quan trắc có hàm lượng amoni
vượt quy chuẩn cho phép ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng. So với tháng
7/2016, hàm lượng amoni tại 3/5 vị trí quan trắc (Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên
Phủ và Chùa Hải Đức) tăng và tại 2/5 vị trí quan trắc (Cầu số 1 và Lê Văn Sĩ)
giảm ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng. So với cùng kỳ năm 2015, hàm
lượng amoni tại 5/5 vị trí tăng ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng.
Tại vị trí Cầu số 1 có hàm lượng Coliform
vượt quy chuẩn ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng. Hàm lượng Coliform tại
vị trí Cầu số 1 giảm so với tháng 7/2016 và tăng so với cùng kỳ năm 2015 ở cả
hai thời điểm nước lớn và nước ròng.
–
Hệ
thống kênh Tham Lương – Vàm Thuật:
Tại 2/2 vị trí (An Lộc – Tham Lương) có hàm
lượng amoni vượt quy chuẩn cho phép. So với tháng 7/2016, hàm lượng amoni tại
2/2 vị trí quan trắc giảm ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng. So với cùng
kỳ năm 2015, tại vị trí An Lộc tăng ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng;
tại vị trí Tham Lương giảm lúc nước lớn và tăng lúc nước ròng.
Tại vị trí Tham Lương có hàm lượng COD vượt quy chuẩn cho phép lúc
nước ròng và giảm so với tháng 7/2016 và cùng kỳ năm 2015.
Tại vị trí An Lộc hàm lượng BOD5
vượt quy chuẩn cho phép ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng; tại vị trí
Tham Lương vượt quy chuẩn lúc nước ròng. So với tháng 7/2016, hàm lượng BOD5
tại 2/2 vị trí giảm. So với cùng kỳ năm 2015, hàm lượng BOD5 tại vị
trí An Lộc tăng và tại vị trí Tham Lương giảm ở cả hai thời điểm nước lớn và
nước ròng.
Tại 2/2 vị trí quan trắc (An Lộc – Tham
Lương) có hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn ở cả hai thời điểm nước lớn và nước
ròng. So với tháng 7/2016, hàm lượng Coliform tại vị trí An Lộc giảm ở cả hai
thời điểm nước lớn và nước ròng; tại vị trí Tham Lương tăng ở cả hai thời điểm
nước lớn và nước ròng. So với cùng kỳ năm 2015, hàm lượng Coliform tại 2/2 vị
trí quan trắc giảm ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng.
–
Hệ
thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm:
Tại 2/2 vị trí quan trắc (Hòa Bình và Ông
Buông) có hàm lượng amoni vượt quy chuẩn cho phép và có giá trị tăng so với
tháng 7/2016 và cùng kỳ năm 2015 ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng.
Tại 2/2 vị trí quan trắc (Hòa Bình và Ông
Buông) có hàm lượng amoni vượt quy chuẩn cho phép và có giá trị tăng so với
tháng 7/2015 và giảm so với cùng kỳ năm 2015 ở cả hai thời điểm nước lớn và
nước ròng.
Tại vị trí Hòa Bình có hàm lượng COD và BOD5
vượt quy chuẩn lúc nước ròng và có giá trị tăng so với tháng 7/2016 và giảm so
với cùng kỳ năm 2015.
Tại vị trí Ông Buông có hàm lượng BOD5
vượt quy chuẩn lúc nước lớn và có giá trị tăng so với tháng 7/2016 và giảm so
với cùng kỳ năm 2015.
Tại 2/2 vị trí quan trắc (Hòa Bình và Ông
Buông) có hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn ở cả hai thời điểm nước lớn và nước
ròng. So với tháng 7/2016, hàm lượng Coliform tại 2/2 vị trí quan trắc tăng ở
cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng. So với cùng kỳ năm 2015, hàm lượng
Coliform tại vị trí Hòa Bình giảm ở cả hai thời điểm nước lớn và nước ròng; tại
vị trí Ông Buông giảm lúc nước lớn và tăng lúc nước ròng.
–
Hệ
thống kênh Tàu Hủ – Bến Nghé:
Tại 3/4 vị trí quan trắc (Cầu Chữ Y, Chà Và
và Rạch Ngựa) có hàm lượng amoni vượt quy chuẩn cho phép ở cả hai thời điểm
nước lớn và nước ròng. So với tháng 7/2016, hàm lượng amoni tại Cầu Chữ Y tăng,
tại 2/3 vị trí còn lại (Chà Và và Rạch Ngựa) giảm lúc nước lớn; tại 3/3 vị trí
(Cầu Chữ Y, Chà Và và Rạch Ngựa) giảm lúc nước ròng. So với cùng kỳ năm 2015,
hàm lượng amoni tại vị trí Cầu Chữ Y giảm và tại 2/3 vị trí còn lại (Chà Và và
Rạch Ngựa) tăng lúc nước lớn; tại 2/3 vị trí (Cầu Chữ Y và Chà Và) giảm, tại vị
trí Rạch Ngựa tăng lúc nước ròng.
Tại vị trí Rạch Ngựa có nồng độ BOD5
vượt quy chuẩn lúc nước ròng và có giá trị tăng so với tháng 7/2016 và cùng kỳ
năm 2015.
Hàm lượng Coliform tại 2/4 vị trí (Cầu Mống
và Rạch Ngựa) vượt quy chuẩn cho phép lúc nước lớn, có giá trị tăng so với
tháng 7/2016 và giảm so với cùng kỳ năm 2015; tại 3/4 vị trí (Cầu Mống, Chà Và
và Rạch Ngựa) vượt quy chuẩn lúc nước ròng và có giá trị giảm so với tháng
7/2016 và cùng kỳ năm 2015.
–
Hệ
thống kênh Đôi – kênh Tẻ:
Tại 2/2 vị trí (Phú Định và Nhị Thiên Đường)
có hàm lượng amoni vượt quy chuẩn cho phép ở cả hai thời điểm nước lớn và nước
ròng. So với tháng 7/2016, hàm lượng amonni tại 2/2 vị trí quan trắc giảm ở cả
hai thời điểm nước lớn và nước ròng. So với cùng kỳ năm 2015, hàm lượng amoni
tại 2/2 vị trí tăng lúc nước lớn; tại vị trí Phú Định tăng và Nhị Thiên Đường
giảm lúc nước ròng.
Hàm lượng Coliform
tại vị trí Phú Định vượt quy chuẩn cho phép lúc nước lớn và có giá trị giảm so
với tháng 7/2016 và cùng kỳ năm 2015.
4. Chất lượng
môi trường nước biển ven bờ:
Trong tháng 08/2016, hầu hết các chỉ tiêu đều
đạt quy chuẩn cho phép QCVN
10-MT:2015/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi
tắm). Chỉ tiêu vượt quy chuẩn: Coliform có 4/13 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn
từ 2,4 – 93 lần; DO có 6/13 vị trí quan trắc thấp hơn quy chuẩn từ 1,01 – 1,31
lần.
Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước
biển ven bờ đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN
10-MT:2015/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi
tắm).
So với tháng 06/2016, tất cả các chỉ tiêu có
xu hướng giảm: pH (8/9 vị trí), Pb (9/9 vị trí), Coliform (4/9 vị trí),
Amoni (6/9 vị trí) và DO (6/9 vị trí) ở cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và
bãi tắm.
So với cùng kỳ 2015, các chỉ tiêu có xu hướng
tăng: Amoni (5/9 vị trí), DO (7/9 vị trí); các chỉ tiêu có xu hướng giảm: pH
(9/9 vị trí), Pb (7/9 vị trí), Coliform (5/9 vị trí) ở cả 2 khu vực nuôi
trồng thủy sản và bãi tắm.
Kết quả quan trắc đa dang sinh học tại khu hệ
động vật nổi có số loài
đạt cao nhất tại khu vực cửa sông (35 loài) với tổng số cá thể cao nhất (18.867
cá thể/m3). Ở khu vực khu du lịch có số loài đạt thấp nhất (9 loài) với tổng số
cá thể thấp nhất (233 cá thể/m3).
Kết quả quan trắc đa dạng sinh học tại khu hệ
thực vật nổi có số loài
đạt cao nhất tại khu vực bãi triều (55 loài) và tổng số tế bào đạt cao nhất tại
khu vực cửa sông (6.137 tế bào/lít). Ở khu vực cửa sông có số loài thấp nhất
(38 loài) và tổng số tế bào thấp nhất tại khu vực bãi triều (2.994 tế bào/lít).
Kết quả quan trắc đa dạng sinh học tại khu hệ
động vật đáy có số loài
đạt cao nhất tại khu vực cửa sông (11 loài) và tổng số lượng cá thể cao nhất
tại khu vực bãi triều (5.820 cá thể/m2). Ở khu vực bãi triều có số
loài đạt thấp nhất (0 loài) với tổng số lượng cá thể thấp nhất (0 cá thể/m2).