a/ Đối với chất lượng môi trường không khí
Ø
Chất lượng không khí từ hoạt động giao thông
–
Bụi: 93% giá trị quan trắc không
đạt quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT), nồng độ trung bình dao động từ 0,44 – 0,81 mg/m3 vượt
QCVN từ 1,47 – 2,69 lần.
–
Chì: nồng độ
dao động trong khoảng 0,38 – 0,54 µg/m3 và có xu hướng giảm so với năm 2009.
–
NO2:
42% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT), nồng độ trung
bình dao động từ 0,16 –
0,23 mg/m3
–
CO: 99% giá trị quan trắc đạt quy chuẩn;
nồng độ trung bình dao
động trong khoảng 9,77 – 15,13 mg/m3 và
có xu hướng tăng so với năm 2009.
–
Tiếng ồn: 99% số liệu quan trắc không
đạt chuẩn cho phép (TCVN 5949:1998), dao động từ 68
– 87dB.
Ø
Hiện trạng ô nhiễm các chất hữu cơ bay hơi
(Benzen, Xylen, Toluen) trong không khí: nồng độ Toluene và Xylene có 100% giá trị quan
trắc đạt chuẩn, riêng nồng độ Benzen có tới 71% giá trị quan trắc vượt chuẩn (QCVN
06/2009). So với năm 2009, nồng độ quan
trắc trung bình năm 2010 của Benzen và Toluene có xu hướng giảm. Riêng nồng độ Xylene
lại có xu hướng tăng.
Ø
Kết quả quan trắc phóng xạ trong không khí: nhìn chung hoạt độ của các nguyên tố phóng xạ thu
được trong quá trình quan trắc môi trường không khí (son khí và rơi lắng) năm
2010 không có gì biến động đáng kể và chưa gây nguy hại đến môi trường. Tuy
nhiên nồng độ bụi khí là điều đáng quan ngại vì vẫn có một số tháng về mùa khô
cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép của VN.
b/ Đối với chất lượng môi trường nước
Ø
Số liệu quan trắc thủy văn cho thấy: giá trị mực nước đỉnh triều
cao nhất và chân triều thấp nhất trong năm 2010 trên sông Sài Gòn – Đồng Nai có
giá trị xấp xỉ và cao hơn so với năm 2009.
–
Lưu tốc chảy ra lớn nhất và lưu tốc
chảy vào lớn nhất trong năm 2010 nhìn chung không chênh lệch nhiều với giá trị tương ứng vào năm 2009.
–
Giá trị lưu lượng bình quân có sự biến động khá lớn, nhất là các trạm
vùng cửa sông. So với năm 2009 thì lưu lượng bình quân lớn nhất
trong năm 2010
tại các trạm trên sông Sài Gòn có giá trị nhỏ hơn, còn các trạm trên sông Đồng
Nai và vùng gần cửa biển có giá trị lớn hơn.
Ø
Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước
mặt sử dụng cho mục đích cấp nước: các chỉ tiêu DO, nồng độ dầu và Coliform đều không đạt quy
chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Các
chỉ tiêu pH, BOD5, COD, độ mặn tại các trạm quan trắc đạt quy chuẩn
cho phép nêu trên. So với năm 2009, giá trị pH, nồng độ
dầu, Coliform và độ mặn có xu hướng tăng. Nồng độ DO có xu hướng giảm nhẹ. Nồng
độ BOD5 giảm tại 83% các trạm. Riêng COD giảm tại 67% các trạm quan
trắc.
Ø
Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước
mặt dùng cho các mục đích khác: diễn biến pH, BOD5, COD, nồng độ dầu đo
được trong năm 2010 tại các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước
mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Nồng độ DO tại 7/14 trạm
và hàm lượng Coliform tại 11/14 trạm quan trắc vượt quy chuẩn
cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT). So với năm 2009 các
chỉ tiêu pH, DO, COD, nồng độ dầu và Coliform có xu hướng tăng tại 50 – 80% các
trạm quan trắc. Riêng BOD5 có xu hướng giảm tại các trạm.
Kết quả phân tích
kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, Cu) và thuốc trừ sâu tại các trạm quan trắc nước mặt
sử dụng cho mục đích cấp nước và cho mục đích khác đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại A1 và B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
Ø
Chất lượng nước kênh rạch trong khu vực nội
thành: mức độ
ô nhiễm hữu cơ và vi sinh tại hầu hết tất cả các kênh đang có xu hướng
được cải thiện dần dù là với mức độ rất chậm (so với năm 2009); ngoại trừ kênh
Tham Lương – Vàm Thuật nồng độ ô nhiễm vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng với tốc
độ chậm lại so với các năm trước. Ô nhiễm chủ yếu tại các kênh là ô nhiễm hữu
cơ và vi sinh với nồng độ BOD vượt quy chuẩn từ 1,5 – 6,8 lần và hàm lượng
Coliform vượt quy chuẩn từ 118 – 6.661 lần
Ø
Chất lượng nước dưới đất: trong năm 2010
chất lượng nước dưới đất các khu vực quan trắc tại Tp.HCM tiếp tục xấu đi so với năm 2009. Nước
tại đa số các trạm đều bị ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi
sinh với mức độ tăng. Bên cạnh đó cần quan tâm hơn đến nồng độ các chỉ tiêu kim
loại nặng trong nước đang có xu hướng ngày một tăng. Ngoài ra mức độ ô nhiễm
phèn cũng gia tăng tại một số khu vực nội thành. Kết quả phân tích các chỉ tiêu
quan trắc cho thấy chất lượng nước dưới đất tại Tp.HCM ngày càng xấu đi cả về
lượng và chất ở cả tầng nước nông và sâu.
Ø
Chất lượng nước biển ven bờ: hầu hết các chỉ tiêu quan
trắc đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT). Riêng ở chỉ tiêu COD, có
8/9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm đều vượt
quy chuẩn VN từ 1,02 – 2 lần. Hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy chuẩn VN ở cả 9 vị trí
quan trắc thuộc cả 2 khu vực: nuôi trồng thủy sản và bãi tắm. So với năm 2009,
các chỉ tiêu pH, Pb (chì), dầu tổng có xu hướng tăng còn chỉ tiêu COD và
Coliform có xu hướng giảm.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong
nước biển ven bờ cho thấy: chỉ tiêu Cu vượt quy chuẩn từ 1,4 – 2,3 lần ở 6/9 vị
trí quan trắc và chỉ tiêu Pb có 2/9 vị trí vượt quy chuẩn từ 1,1 – 1,2 lần.
Ngoài ra các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy cũng đều đạt tiêu chuẩn
cho phép của Mỹ (WAC 173 -204- 320). Không
phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2
khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ
và trầm tích đáy.