Ngày 2/2 hằng năm được chọn là ngày Đất ngập nước Thế giới, đánh dấu sự ra đời của Công ước Ramsar tại hội nghị Đất ngập nước vào ngày 2/2/1971 tại bờ biển Caspian thuộc thành phố Ramsar, Iran. Đây là công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. RAMSAR bắt buộc 92 nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc “sử dụng hợp lý” các vùng này.
Mới đây, gần 800 khu đã được đưa vào danh sách bảo tồn. Theo Công ước RAMSAR thì “Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy,
đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m
khi triều thấp”. Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng
suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp
lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan
trọng trong sự sống còn của các loài chim.
Ngày Đất Ngập Nước thế
giới lần đầu tiên được vận động và tổ chức vào năm 1997. Mỗi năm, vào ngày này
các tổ chức chính phủ , phi chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đều thực
hiện các hành động hướng đến nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị, lợi ích
của các vùng đất ngập nước nói chung và hội nghị tại Ramsar nói riêng. Từ năm
1997 đến 2009, website của Ramsar đã đăng tải các bài báo của nhiều Quốc gia về
hoạt động hưởng ứng Ngày Đất Ngập Nước
vì dụ như, hội thi giành cho thiếu nhi, Bài tham luận, hội nghị chuyên đề, đua
thuyền, tổng vệ sinh, phát sóng trên truyền hình và truyền thanh v.v…