Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
Kết quả công
tác năm 2013
Thực hiện chỉ đạo
của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số
572/TNMT-VP ngày 03/02/2012 về việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, Chi cục
Bảo vệ môi trường báo kết quả công tác năm 2013 với những nội dung như sau:
I. Kết quả thực hiện công tác chuyên môn:
1. Công tác Thẩm
định, đánh giá tác động môi trường:
– Công tác thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
+ Tổ chức Hội đồng thẩm
định ĐTM: 110 dự án.
+ Trình lãnh đạo Sở phê
duyệt ĐTM 95 dự án.
–
Công tác hậu kiểm sau ĐTM:
+
Kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường đối với các dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM: 104 dự án. Trong
đó, 16 dự án chưa triển khai xây dựng; 38 dự án đang xây dựng; 50 dự án đã đi
vào hoạt động.
+ Kiểm tra, xác nhận việc
thực hiện hoàn thành các nội dung của báo cáo và quyết định phê duyệt ĐTM: kiểm
tra thực tế 55 dự án, trong đó xác nhận hoàn thành 35 dự án.
–
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, Ủy ban nhân dân các quận
huyện, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp về công tác thẩm định
ĐTM, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường.
–
Thực hiện rà soát
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục thẩm định và phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
–
Tham mưu lãnh đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến đối với các báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Tham gia góp ý về dự toán
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc ngân sách
nhà nước do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Tham gia các quy trình hướng
dẫn thủ tục cải cách hành chính, góp ý thủ tục cải cách hành chính đối với dự
án đầu tư xây dựng công trình do Sở Xây dựng chủ trì thực hiện.
2. Công tác Kiểm
soát ô nhiễm môi trường:
–
Công tác kiểm tra
việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và y tế trên địa bàn thành phố: kiểm tra 320 đơn vị sản xuất
kinh doanh dịch vụ, khám chữa bệnh y tế. Trên cơ sở kết quả kiểm tra đo đạc,
căn cứ theo tiêu chí Thông tư 04/2012/TT-BTNMT, lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
–
Công tác giải
quyết khiếu nại ô nhiễm về môi trường:
Trong năm 2013, Chi cục tiếp nhận
09 đơn thư khiếu nại, phản ánh: trong đó 01 đơn phản ánh về bãi rác tự phát tại
phường 5, quận 8. Quận 8 cũng đã có báo cáo gởi Sở TN&MT về kết quả giải
quyết (công văn số 06/TNMT-MT ngày 03/01/2013); 01 đơn thư phản ánh mùi hôi từ
rác thải ở công ty Lê Quang Lộc, Quận 3: Chi cục đã tiến hành kiểm tra công tác
bảo vệ môi trường của đơn vị, chuyển Thanh tra xử phạt theo Nghị định 117 về
một số sai phạm của đơn vị về thủ tục môi trường và kết quả phân tích vượt quy
chuẩn cho phép; 01đơn thư phản ánh khí thải ở nhà máy cung cấp hơi Tín Thành
thuộc khu CN Tây Bắc, Củ Chi: Chi cục đã chuyển HEPZA xử lý theo thẩm quyền
quản lý; 01 phản ánh khí thải của hộ sản xuất thủy tinh tại Nơ Trang Long, quận
Bình Thạnh, chuyển quận giải quyết theo thẩm quyền; 01 phản ánh khí thải của
nhà hàng Chảo Đỏ tại 122 -124 Hồ Tùng Mậu, quận 1, chuyển quận giải quyết theo
thẩm quyền; 01 phản ánh nước thải ở công ty giấy Á Châu; 01 phản ánh tiếng ồn
của công trường xây dựng 24 Lê Thánh Tôn, quận 1: chuyển quận giải quyết theo
thẩm quyền; 01 phản ánh nước thải của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức
năng ở quận Tân Bình: đang phối hợp với Thanh tra Sở giải quyết theo thẩm
quyền; 01 đơn thư khiếu nại phản ánh mùi hoá chất (CT TNHH Chấn Trần – Bình
Thạnh): chuyển quận giải quyết theo thẩm quyền.
–
Công tác kiểm
tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
Tiếp nhận và xử lý 27 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, trong đó 18 hồ sơ đã được cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
–
Công tác phê
duyệt, xác nhận việc hoàn thành nội dung đề án Bảo vệ môi trường:
Tiếp nhận và xử lý 186 hồ sơ đề nghị phê duyệt và xác
nhận hoàn thành đề án bảo vệ môi trường.
–
Công tác xử lý ô
nhiễm triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
Trong số 37 cơ sở nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, hiện 30/37 cơ sở đã được rút tên; 5/37 cơ sở đã khắc
phục ô nhiễm hoặc ngưng hoạt động nhưng chưa làm thủ tục rút tên; 2/37 cơ sở là
Nhà máy xi măng Hà Tiên và Nhà máy đóng tàu Ba Son đã khắc phục ô nhiễm nhưng
chưa triệt để do đặc thù ngành nghề và nằm trong khu vực dân cư, theo quy hoạch
thì lộ trình di dời kéo dài đến năm 2017, 2018 và do Trung ương quản lý, Ủy ban
nhân dân thành phố đã có kiến nghị các Bộ ngành trung ương thực hiện di dời.
Ngoài ra Chi cục còn thực hiện tái kiểm tra, đo đạc định kỳ 6 tháng/lần đối với
các đơn vị đã và chưa thực hiện rút tên theo quyết định 64/QĐ-TTg.
–
Công tác giám sát
môi trường:
+
Hoàn thành công
tác giám sát chất lượng nước mặt 2 đợt/năm hệ thống kênh rạch khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh gồm 6 hệ thống kênh rạch: Rạch Nước Lên – Sông Chợ Đệm (quận Bình
Tân), Kênh Thầy Cai – An Hạ khu vực Lê Minh Xuân – Phạm Văn Hai (huyện Bình
Chánh), Kênh Thầy Cai – An Hạ khu vực Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), Kênh Thầy
Cai – An Hạ khu vực sông Cần Giuộc (ký kết liên tịch giữa Sở Tài nguyên &
Môi trường Long An và Thành phố Hồ Chí Minh), Khu vực Suối Cái – Xuân Trường
(Quận 9, Thủ Đức), Kênh Ba Bò quận Thủ Đức với tần suất, số lượng và chỉ tiêu
theo đúng kế hoạch đã đươc phê duyệt.
+
Đo đạc định kỳ 6
tháng/lần chất lượng không khí xung quanh và lấy mẫu nước đầu ra tại các trạm
xử lý nước thải tập trung của 14 KCX/KCN và các Cụm Công nghiệp. Kết quả phân
tích cho thấy 02 KCN là Cát Lái và An Hạ vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt quy
chuẩn cho phép (amoni, coliform).
–
Công tác điều phối
thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường:
+
Từ tháng 1 đến
tháng 4/2013, tham mưu soạn thảo các văn bản gởi các Sở, Ban ngành và 24
quận/huyện về báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm, kế
hoạch thực hiện năm 2013 bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra (công văn
323/TNMT-CCBVMT, công văn 2013/TNMT-CCBVMT, công văn 2014/TNMT-CCBVMT, công văn
2015/TNMT-CCBVMT).
+
Tham mưu công văn
số 2515/TNMT-CCBVMT ngày 04/5/2013 gởi Thường trực UBND về xin chủ trường chấp
thuận bổ sung một số đề án nhằm đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai
thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015.
+
Tổng hợp, hoàn
chỉnh báo cáo sơ kết 02 năm triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường
giai đoạn 2011-2012 và Kế hoạch 2013-2015 gởi UBND thành phố (công văn số
2542/TNMT-CCBVMT).
+
Ngày 08/5/2013,
tham dự cuộc họp chuẩn bị sơ kết Chương trình giảm ô nhiễm môi trường tại UBND
do Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín chủ trì. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của PCT Nguyễn
Hữu Tín, Chi cục đã ban hành mốt số văn bản đề nghị chỉnh sửa báo cáo, bổ sung
thêm thông tin gởi Sở Xây dựng, Sở Công thương (công văn 2204 và
2206/CCBVMT-KSON).
+
Hoàn chỉnh báo
cáo kết quả 03 năm thực hiện triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường
2011 – 2013 và Kế hoạch 2014 – 2015 của các quận/huyện, Sở ban ngành trình UBND
(lần thứ nhất) (cập nhật mới thông tin các dự án có diện tích từ 20ha trở lên).
+
Ngày 21/8/2013,
họp chuẩn bị sơ kết Chương trình giảm ô nhiễm môi trường tại UBND do Phó Chủ
tịch Nguyễn Hữu Tín chủ trì (lần 2). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín,
Chi cục đã ban hành một số văn bản đề nghị chỉnh sửa báo cáo, góp ý gửi
quận/huyện (công văn số 5733/TNMT-CCBVMT).
+
Ngày 14/10/2013,
hoàn chỉnh dự thảo báo cáo sơ kết 03 năm triển khai CT GONMT giai đoạn 2011-2013
và Kế hoạch 2014-2015 gởi UBND thành phố (CV 6786/TNMT-CCBVMT).
–
Tiến độ thực hiện
Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2011 – 2015:
+
Hoàn chỉnh báo
cáo tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai gởi Bộ TNMT,
Phối hợp với Tổng cục MT tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo
vệ lưu vực sông Đồng Nai tại Hội trường UBND thành phố vào ngày 11/1/2013. Hội
nghị ngoài nội dung tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Đề án, còn đề xuất bầu
chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương giữ chức Chủ tịch Ủy ban BVLV sông Đồng Nai nhiệm
kỳ 2. Ngày 31/5/2013, tham dự lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch ủy ban BVMT lưu
vực sông Đồng Nai tại Hội trường UBND tỉnh Bình Dương.
+
Ban hành công văn
2931/CCBVMT-KSON và 6541/TNMT-CCBVMT về cập nhật nhân sự Ban chỉ đạo và Báo cáo
tình hình triển khai Đề án sông Đồng Nai năm 2013 gởi các Sở ngành, Quận/huyện
liên quan. Ngày 30/10/2013 hoàn chỉnh báo cáo tổng kết năm 2013 triển khai Đề
án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai. Tham dự phiên họp lần 6 Ủy ban Bảo vệ môi
trường lưu vực sông Đồng Nai ngày 15/11/2013 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng.
–
Công tác phòng
ngừa và ứng phó sự cố môi trường:
+
Triển khai thực
hiện chương trình “Tập huấn nâng cao năng lực phối hợp trong công tác ứng phó
sự cố dầu tràn” tại Vũng Tàu, tổ chức vào ngày 11 và 12/10/2013, bao gồm cán bộ
một số quận huyện, Chi cục, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên
quan.
+
Đã trình Ủy ban
nhân dân thành phố dự thảo Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của
thành phố, Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã họp thẩm định Kế hoạch vào ngày
14/11/2013 tại Hà Nội.
–
Công tác phối hợp với các Sở ban ngành:
+ Tham gia đoàn kiểm tra
liên ngành thành phố về văn hoá xã hội kiểm tra 36 đơn vị.
+ Tham gia cuộc họp góp ý
tại Sở Công thương về quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố và
các ngành nghề hoạt động trong cụm công nghiệp và chính sách phát triển khu
công nghiệp.
–
Công tác khác:
+ Thực hiện Nghị quyết số
24-NQ/TW về xây dựng Chương trình hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Hoàn tất Chương trình
hành động trình Ủy ban nhân dân thành phố, dự thảo Kế hoạch thực hiện đang
chỉnh sửa theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở.
+ Triển khai thực hiện xây
dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường xã nông thôn mới cho 57 xã nông thôn mới trên
địa bàn thành phố (công văn số 3470/CCBVMT-KSON ngày 01/10/2013).
+ Dự thảo Chỉ thị tăng
cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. HCM; dự thảo triển
khai thực hiện “Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP. HCM giai đoạn
2013 – 2015, định hướng đến 2020”.
+ Tham mưu lập danh sách bổ
sung đợt 1 các cơ sở nhà đất gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch
gửi Ủy ban nhân dân TP tại công văn 7479/TNMT-CCBVMT ngày 11/11/2013.
+ Tiếp tục rà soát lại
Quyết định 200/2004/QĐ-UB: hoàn thành tổng hợp góp ý sau buổi họp với Sở Tư
pháp (lần 2) về danh mục các ngành nghề không đặt trong khu dân cư, xác định
quy hoạch hoặc khu vực, địa điểm được phép đầu tư.
+ Tổng hợp ý kiến trả lời
Đoàn đại biểu quốc hội kỳ họp thứ 5, quốc hội khoá 8.
3. Công tác Thu phí môi trường:
–
Công tác tuyên truyền, tập huấn: tuyên truyền, phổ biến các
văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện thu phí bảo
vệ môi trường) đến các doanh nghiệp sản xuất và các đối tượng liên quan. Trong
năm đã tổ chức tập huấn cho 1.500 lượt cán bộ phường xã, quận huyện và đại diện
đơn vị trên địa bàn thành phố tham dự.
–
Công tác thẩm định: khảo sát lấy mẫu, điều tra thu thập
thông tin của 1.148 đơn vị trên địa bàn thành phố.
–
Công tác thu
phí:
+
Số tiền đã thu
phí nước thải công nghiệp quý 1 và quý 2 năm 2013 là 5.822.508.519 đồng.
+
Thực hiện công
tác thu hồi nợ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Số liệu cụ thể như sau:
Số tiền nợ phí
BVMT (từ năm 2004 – 2011): 5.466.612.984 đ
Số nợ đã thu hồi
năm 2012: 2.462.531.202 đ
Số nợ đã thu hồi năm 2013: 466.244.044 đ
Số
tiền còn nợ:
Đối
với DN còn hoạt động (phải thu hồi): 559.067.815 đ
Đối với DN ngưng
hoạt động/ giải thể: 1.978.769.923 đ
–
Phối hợp Phòng
Tài nguyên và Môi trường 24 quận/huyện rà soát, phân loại đối tượng thuộc danh
mục, đối tượng không thuộc danh mục; các đối tượng có lượng nước thải dưới 30 m3/ngày.đêm
để thông báo đến các cá nhân, tổ chức thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
4. Công tác
Thông tin truyền thông môi trường:
–
Công
tác phối hợp liên tịch:
+ Phối hợp Hội liên hiệp
Phụ nữ thành phố triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ
môi trường” tại các phường, xã điểm có kênh rạch bị ô nhiễm: Phường Thạnh Lộc –
Quận 12, Phường Linh Đông – Quận Thủ Đức, Phường Sơn Kỳ – Quận Tân Phú, Xã Bình
Chánh – Huyện Bình Chánh.
+ Phối hợp Ban Thường vụ Thành
đoàn tổ chức 05 ngày Chủ nhật xanh.
+ Phối hợp Hội cựu chiến
binh xây dựng chương trình 05 Con hẻm
Xanh – Sạch – Đẹp tại các quận 6, 8, 10, Tân Bình, Bình Thạnh.
+ Phối hợp Liên đoàn lao
động thành phố tổ chức Hội thi “Sống xanh” dành cho các tổ công đoàn cấp cơ sở
trên địa bàn thành phố.
–
Công tác đào tạo, tập huấn:
+ Tổ chức 07 lớp tập huấn
về nội dung sản xuất sạch hơn và 08 lớp về nội dung pháp luật bảo vệ môi trường
cho doanh nghiệp.
+ Tổ chức 24 đợt tập huấn
cho ban điều hành khu phố về việc triển khai thực hiện mô hình khu phố không
rác.
+ Tổ chức 06 lớp tập huấn
về nông thôn mới.
+ Tổ chức 04 lớp tập huấn
dành cho các đơn vị liên tịch cấp thành phố.
–
Các hoạt động và sự kiện nhằm tuyên truyền nâng cao nhận
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường:
+ Tổ chức Lễ mít tinh kỷ
niệm ngày Môi trường thế giới tại quận 8.
+ Tổ chức Chiến dịch làm
cho thế giới sạch hơn tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh.
+ Tổ chức hội thảo sản xuất
và tiêu dùng bền vững.
+ Tổ chức hội thi vẽ tranh
dành cho học sinh tiểu học nhân ngày Biển và hải đảo.
+ Tổ chức Hội thi “Tự hào
khu dân cư tôi” dành cho các đối tượng thuộc chương trình “Khu phố không rác”.
+ Tổ chức Hội nghị tổng kết
và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu nhà trọ
kết hợp với ngày hội “Công nhân với môi trường” tại 4 khu nhà trọ xanh sạch đẹp
của H. Hóc Môn.
+ Tham gia gian hàng triển
lãm và tuyên truyền trong ngày hội tái chế chất thải.
+ Tổ chức Hội nghị tổng kết
khu phố không rác và Hội nghị Tổng kết mô hình con hẻm xanh.
+ Tổ chức “Triển lãm ảnh về
hoạt động bảo vệ môi trường” tham gia Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh đón chào
năm mới 2014”.
+ Phát hành và phân phối
140.000 tờ rơi tuyên truyền.
+ Phát hành cẩm nang tuyên
truyền cho khu phố.
–
Công tác thông tin đại chúng:
+ Thực hiện chương trình
phát thanh Môi trường và Cuộc sống với Đài phát thanh AM vào sáng thứ 4 hàng
tuần từ 8 giờ 15 phút đến 8 giờ 30 phút.
5.
Công tác Quan trắc và Phân
tích môi trường:
–
Tiến hành 12 đợt lấy mẫu hàng tháng để đánh giá chất
lượng không khí ảnh hưởng do hoạt động giao thông (06 trạm) và 04 đợt lấy mẫu
hàng quý để đánh giá chất lượng không khí xung quanh (9 trạm); 12 đợt đo đạc
hàng tháng 15 trạm thuỷ văn; 12 đợt lấy mẫu hàng tháng 22 trạm quan trắc nước
mặt; 04 đợt lấy mẫu hàng quý 10 trạm quan trắc nước kênh rạch; 04 đợt lấy mẫu
hàng quý 15 trạm quan trắc nước dưới đất; 12 đợt lấy mẫu hàng tháng 09 trạm
quan trắc nước biển ven bờ.
–
Đảm bảo thu nhận, đánh giá, xử lý và báo cáo kết quả quan
trắc môi trường hàng tháng, quý, 6 tháng, báo cáo năm và theo yêu cầu đột xuất.
–
Xây dựng và hoàn thiện báo cáo đầu tư các dự án nâng cao
năng lực quan trắc và phân tích môi trường gồm: dự án đầu tư trang thiết bị
phòng thí nghiệm, dự án đầu tư 02 trạm quan trắc không khí tự động và 02 trạm
quan trắc nước mặt tự động, dự án quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường TP.
HCM.
–
Xây dựng và trình phê duyệt bộ đơn giá quan trắc môi
trường TP. HCM.
–
Khảo sát vị trí lắp đặt bổ sung trạm quan trắc chất lượng
nước kênh rạch nội thành trên hệ thống kênh Tàu Hũ Bến Nghé và Nhiêu Lộc Thị
Nghè.
–
Phát triển, mở rộng các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực
quan trắc, phân tích môi trường với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,
gồm:
+ Phối hợp Viện Công nghiệp
phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) và Sở Thông tin truyền thông triển
khai khảo sát, lắp đặt các cảm biến quan trắc chất lượng nước và camera quan
sát tại cầu An Hạ (kênh Thầy Cai) và tại Cần Giờ.
+ Phối hợp với Khoa Môi
trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm trong khảo sát, đánh giá chi tiết chất
lượng không khí tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ.
+ Phối hợp làm việc với
Trung tâm quan trắc – Tổng cục Môi trường về khả năng cập nhật, khai thác số
liệu trên Cổng thông tin Quan trắc môi trường quốc gia và hệ thống thông tin
môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng nai.
+ Phối hợp với tổ chức Hợp
tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về việc tiếp nhận chuyên gia môi trường Hàn Quốc
đến công tác tại Trung tâm nhằm hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển hệ thống
quan trắc tự động, chuẩn hoá hoạt động quan trắc.
–
Thực hiện các hoạt động dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực
quan trắc, giám sát môi trường, thẩm định môi trường, kiểm soát, giảm thiểu và
xử lý ô nhiễm.
6. Công tác nghiên
cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Phối
hợp với các nhà khoa học, các Viện trường triển khai các đề tài nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hoạt động hợp tác quốc tế cũng đã được
triển khai với nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường
như: dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường nước hợp tác với Tổng cục Môi
trường và tổ chức JICA – Nhật Bản.
II. Nhận xét, đánh giá kết
quả công tác:
1. Trong
năm 2013, với vai trò tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng với các
phòng ban đơn vị thuộc Sở, Chi cục Bảo vệ môi trường đã điều phối và phối hợp
với các Sở nghành, UBND các quận huyện triển khai có hiệu quả chương trình Giảm
ô nhiễm môi trường, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX;
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và Tổng cục môi trường triển
khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Với chức năng quản lý nhà nước về môi trường, Chi cục
Bảo vệ môi trường đã thực hiện có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực công tác sau:
–
Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường trong năm 2013
đã được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ đã đề ra, các nội dung tuyên
truyền phong phú với nhiều hình thức hấp dẫn và thu hút được sự tham gia của
người dân. Các chương trình truyền thông đã từng bước tiếp cận nhiều nhóm đối
tượng khác nhau: hội viên nóng cốt các đoàn thể, cán bộ công chức, học sinh, sinh
viên và người dân tại khu dân cư; đã khuyến khích được phong trào xây dựng các
mô hình bảo vệ môi trường tại khu dân cư.
–
Công tác phổ biến, hướng dẫn
pháp luật được tăng cường thực hiện giúp doanh nghiệp nắm rõ, cập nhật kịp thời
các văn bản quy phạm pháp luật, chấp hành tốt quy định pháp luật về môi trường.
–
Trong lĩnh vực kiểm soát ô
nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường đã tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu
quả với các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong công tác điều phối thực hiện chương
trình giảm ô nhiễm môi trường, Chi cục đã thành lập riêng tổ chuyên môn theo
dõi thực hiện chương trình, và được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường, Ban Lãnh đạo Chi cục, nhìn chung công tác tổng hợp báo
cáo và đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện được triển khai nhanh chóng và
chặt chẽ.
–
Trong công tác thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường, Chi cục tiếp tục tiến hành việc rà soát văn
bản quy phạm pháp luật, xây dựng và hoàn thiện quy trình thủ tục thẩm định đánh
giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo hướng đơn giản hoá
và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Công tác hậu kiểm sau ĐTM, kiểm
tra và xác nhận việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và quyết định phê
duyệt ĐTM được tập trung thực hiện.
–
Trong lĩnh vực quan trắc môi
trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tiếp tục phối hợp với các Viện, Trường, cơ
quan khoa học tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường
không khí, nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ. Công tác quản lý, lưu trữ và
khai thác cơ sở dữ liệu môi trường từng bước hoàn thiện theo quy định hướng dẫn
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
–
Ngoài các lĩnh vực công tác chuyên môn như trên. Chi cục
Bảo vệ môi trường phối hợp với các nhà khoa học, các Viện, Trường triển khai các
đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hoạt động hợp tác
quốc tế cũng đã được triển khai với nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực liên quan
đến bảo vệ môi trường như: dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường nước
hợp tác với Tổng cục Môi trường và tổ chức JICA – Nhật Bản.
2. Tuy
nhiên, ngoài những kết quả đạt được, Chi cục Bảo vệ môi trường đánh giá vẫn còn
một số nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án chưa được thực hiện đúng tiến độ,
yêu cầu, chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố
như: 02 đơn vị nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Nhà máy xi măng Hà
Tiên, Xí nghiệp Ba Son đã khắc phục ô nhiễm nhưng chưa triệt để là do đặc thù
ngành nghề, nằm trong khu vực dân cư và trực thuộc Trung ương quản lý nên thành
phố không đủ thẩm quyền giải quyết; Việc thực hiện Thông tư 04/TT-BTNMT về lập
danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, hiện vẫn chưa có quy trình phân
loại, lập danh mục, quy trình rút tên cơ sở gây ô nhiễm môi trường nên khó khăn
cho việc thực hiện.
III.
Đề xuất,
kiến nghị:
1.
Kiến nghị Sở Tài nguyên
và Môi trường:
–
Chi cục Bảo vệ môi trường đã được giao nhiệm vụ tham mưu
cho Ban Giám đốc Sở trong việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường tại Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 31/01/2012 của Ủy ban nhân
dân thành phố. Vì vậy, để thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao,
Chi cục kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường uỷ quyền cho Chi cục tổ chức thực
hiện các hoạt động có liên quan đến công tác thẩm định như thu phí thẩm định,
tổ chức họp thẩm định.
–
Công tác quan trắc chất lượng môi trường hiện nay đang sử
dụng phương pháp lạc hậu, cổ điển nên việc đánh giá chất lượng môi trường và
cảnh bảo gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Do đó kiến nghị Sở có cơ chế thúc đẩy
nhanh dự án đầu tư “Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường Tp.HCM”
nhằm nâng cao năng lực quan trắc môi trường, đảm bảo đánh giá chính xác chất
lượng không khí, chất lượng nước và tạo bộ dữ liệu hoàn chỉnh nhằm phục vụ công
tác quản lý môi trường tại thành phố.
2.
Đề xuất Sở Tài nguyên và
Môi trường:
–
Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn
mới về việc thực hiện các thủ tục môi trường đối với các đơn vị chưa kịp thực
hiện theo Thông tư 01/TT-BTNMT; hướng dẫn Quy trình phân loại, lập danh mục
cũng như quy trình rút tên cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hướng dẫn
về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các đối tượng
phát sinh phế liệu trong các KCX/KCN và điều kiện được cấp phép cho các đơn vị
thu gom phế liệu trong các KCX/KCN.
–
Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách, bố trí kinh phí kịp thời cho các
chương trình dự án thuộc chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn
2011 – 2015 và các dự án mới bổ sung năm 2013.
–
Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố có chủ trương giao
việc thực hiện Kế hoạch hành động và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên
địa bàn thành phố để kịp triển khai một số nhiệm vụ theo Luật Đa dạng sinh học
và các văn bản dưới luật hướng dẫn.
–
Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Bộ Tài
nguyên và Môi trường làm việc với các Bộ ngành chủ quản của các doanh nghiệp để
hỗ trợ, thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện di dời theo tiến độ đối với Nhà máy
xi măng Hà Tiên và Xí nghiệp Ba Son.
–
Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố và Kiểm toán nhà nước
– Khu vực 4 hướng dẫn các quy trình, thủ tục để thực hiện việc xoá tên các đơn
vị đã ngưng nghỉ hoặc giải thể khỏi danh sách nợ phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp.
–
Để kịp thời cập nhật tình hình biến động của đơn vị sản
xuất trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế việc nợ phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp, đề xuất Lãnh đạo Sở TN&MT kiến nghị Ủy ban nhân dân
thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân 24 quận/huyện cung
cấp danh sách các đơn vị ngưng nghỉ, giải thể và danh sách các đơn vị sản xuất
đăng ký mới gửi về Sở TN&MT (Chi cục BVMT – 227 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé,
Quận 1) và tuần thứ nhất, hàng quý.
IV.
Kế hoạch công tác năm 2014:
Căn cứ
theo chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Bảo vệ Môi trường; theo các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, đề án cụ thể của Chương trình Giảm ô
nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ IX; Chi cục Bảo vệ Môi trường xây dựng kế hoạch công tác năm
2014 như sau:
1. Công tác Thẩm định, Đánh giá tác động môi trường:
–
Thực
hiện đúng quy trình thủ tục thẩm định và phê duyệt ĐTM, đảm bảo giải quyết hồ
sơ đúng thời hạn quy định.
–
Tập
trung công tác kiểm tra việc thực hiện các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án đã được phê duyệt báo cáo
ĐTM; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện hoàn thành các nội dung của báo cáo và
quyết định phê duyệt ĐTM.
2. Công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường:
–
Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở triển
khai có hiệu quả chương trình Giảm ô nhiễm môi trường, thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các
tỉnh và Tổng cục môi trường triển khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai.
–
Phối hợp với Thanh tra Sở, các phòng ban đơn vị thuộc Sở
và các Sở ngành, quận huyện tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, phản ảnh
về môi trường của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và y tế
trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
–
Phối hợp với các phòng ban đơn vị thuộc Sở, Sở Công thương và Cục Hải quan thành phố tập
trung kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của
các doanh nghiệp.
–
Tiếp tục rà soát lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở không phù hợp quy hoạch trên
địa bàn thành phố.
–
Tiếp tục thực hiện công tác giám sát chất lượng môi
trường hệ thống kênh rạch thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
công nghiệp.
–
Triển khai kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu
của thành phố. Phối hợp với các phòng ban đơn vị thuộc Sở và các Sở ngành trong
công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
–
Tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành đối với các lĩnh
vực chuyên môn có liên quan của các Sở ngành như: Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, …
3. Công tác Thu phí môi trường:
–
Triển khai tập huấn Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày
29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Thông tư
liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP; Thông tư
số 06/2013/TT-BTNMT ngày 07/5/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục
lĩnh vực, ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa kim loại nặng phục vụ tính
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho các cán bộ quận huyện, phường xã;
các đơn vị sản xuất về nội dung các văn bản pháp lý có liên quan đến việc nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và quy trình thu phí nước thải.
–
Tiếp tục phối hợp phòng TN&MT 24 quận/huyện và các
đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố rà soát, phân loại đối tượng
thuộc danh mục, đối tượng không thuộc danh mục; các đối tượng có lượng nước
thải dưới 30m3/ngày.đêm để thông báo đến các cá nhân, tổ chức thực hiện kê khai
nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
–
Phối hợp P. TNMT 24 quận/huyện, BQL các KCX và KCN kiểm
tra, lấy mẫu nước thải, xác định lưu lượng xả thải đối với các đơn vị hoạt động
sản xuất trên địa bàn thành phố; thực hiện việc thu nợ phí bảo vệ môi trường
của các đơn vị.
–
Phối hợp Thanh tra Sở về xử lý các trường hợp vi phạm về
kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường, các đơn vị không chịu nộp phí bảo vệ môi
trường.
4. Công tác Thông tin và truyền thông môi trường:
–
Thực hiện Ch+