BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM NĂM 2015

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TP.HCM NĂM 2015

v Quan trắc chất lượng môi trường không khí:

Ô nhiễm chất lượng không khí
trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao
thông gây ra (với 61,29% số liệu bụi quan trắc tại 10 vị trí giao thông vượt
QCVN 05:2013/BTNMT và 90,27% số liệu mức ồn quan trắc được tại 10 vị trí giao
thông vượt QCVN 26:2010/BTNMT).

Nồng độ các chất ô nhiễm
quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, HTP-NVL và khu vực
ĐTH-ĐBP có giá trị cao nhất trong 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí.

Nồng độ các chất ô nhiễm
quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí cụ thể như sau:

       Nồng độ trung bình giờ của CO quan trắc được trong năm 2015
dao động trong khoảng 4,16 mg/m3 – 14,55 mg/m3, với
99,81% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ CO trung bình 1
giờ: 30 mg/m3). QCVN >  GV > AS > ĐTH-ĐBP > PL > HB >
TN > HX > DOS > HTP-NVL > BC > TĐ >QT > ZOO > Q2 >
TSH

      Hàm lượng trung bình giờ của
bụi lơ lửng quan trắc được trong năm 2015 tại 15 vị trí dao động từ 172,30
– 560,88 μg/m3, 42,94% giá trị quan trắc không đạt QCVN
05:2013/BTNMT (nồng độ bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 300 μg/m3).AS
> HTP-NVL > GV > PL > BC >ĐTH-ĐBP > HX > HB >QCVN > TN> DOS > ZOO > QT
>Q2 > TĐ >TSH

       Nồng độ PM10
trung bình 24 giờ trong
năm 2015 dao động trong khoảng 69,11140,05μg/m3, 88,80% số liệu đạt QCVN (QCVN
05:2013/BTNMT, nồng độ PM10 trung bình 24 giờ: 150
μg/m3).
QCVN > BC > TN > DOS > Q2 > TSH.

       Nồng độ trung bình giờ của NO2
quan trắc
năm
2015
dao động từ 25,7390,45μg/m3, 99,78% số
liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ NO2 trung bình
1 giờ: 200
μg/m3). QCVN > AS > ĐTH-ĐBP > BC
> TN > GV > HB > HTP-NVL > HX > DOS > PL > TĐ > Q2
> QT >ZOO >TSH
.

     Nồng độ trung bình giờ SO2năm 2015 là 20,93μg/m3, 100% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ SO2
trung bình 1 giờ: 350
μg/m3).

   Mức ồn: Với 60,18% số
liệu quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, dao động từ
54,70 – 79,30
dBA.  AS > ĐTH – ĐBP > GV > PL
> BC > TN > HTP – NVL > HX > HB > QCVN > DOS > ZOO >
Q2  > TSH TĐ > QT.

v Đối với chất lượng môi trường
nước:

1.      Quan trắc thủy văn

So với năm 2014, các thông
số tại các vị trí quan trắc thủy văn trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai
trong năm 2015 có sự thay đổi như sau:

+ Giá trị Hmax lớn nhất tăng
tại tất cả các vị trí quan trắc từ 3 cm (Phú Cường) đến 20 cm (Hóa An).

+ Giá trị
Hmin nhỏ nhất
tăng tại 8/15 vị trí quan trắc từ 7 cm (Cát Lái, Nhà
Bè) đến 38 cm (cửa Ngã 7) và giảm tại 7/15 vị trí quan trắc từ 1 cm (Ngã 3 Thị
Tính) đến 10 cm (Vàm Cỏ).

+ Giá trị
Vmax+ lớn nhất
giảm tại 10/15 vị trí quan trắc từ 0,023
m/s (Vàm Sát) đến 0,101 m/s (Hóa An) và tăng tại 5/15 vị trí quan trắc từ 0,001
m/s (Phú Cường) đến 0,072 m/s (cửa Cái Mép).

+ Giá trị
Vmax lớn nhất
tăng tại 7/15 vị trí quan trắc từ 0,002
m/s (Bình Điền) đến 0,075 m/s (Hóa An); giảm tại 6/15 vị trí quan trắc từ 0,004
m/s (Bến Súc, Vàm Cỏ) đến 0,187 m/s (Phú An); 2/15 vị trí quan trắc không thay
đổi (Phú Cường, cửa Đồng Tranh).

+ Giá trị Qbq lớn nhất giảm tại 10/15 vị trí quan trắc từ 0,3 m3/s
(Bình Điền) đến 518 m3/s (Vàm Sát) và tăng tại 5/15 vị trí quan trắc
từ 11 m3/s (Ngã 3 Thị Tính) đến 139 m3/s (cửa Ngã 7).

2.     
Quan trắc chất lượng nước sông

Nguồn nước cấp trên sông Sài Gòn từ
Phú Cường trở lên thượng nguồn, do ảnh hưởng dải đất phèn ven sông, có độ pH
thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử lý nước. Nguồn thải từ sông Thị
Tính là một nguồn ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu vực lấy nước của nhà máy
nước Tân Hiệp. Khu vực cấp nước của sông Sài Gòn có chất lượng nước thuộc loại
B1, và bị đe dọa bởi nhiều nguồn gây ô nhiễm. Do đó, cần thiết phải có các giải
pháp quản lý và bảo vệ nguồn cấp nước của sông Sài Gòn một cách hợp lý.  Trong năm 2015, tình hình thiếu nước trên các
lưu vực sông là nguyên nhân tăng mạnh của các hàm lượng dinh dưỡng, hữu cơ và
vi sinh. Ô nhiễm trên sông Sài Gòn khá cao trên khu vực từ sau hợp lưu với rạch
Vàm Thuật, nhất là khu vực Phú An do tác động của các kênh tiêu thoát nội
thành. Nhìn chung, sông Sài Gòn đoạn chảy qua nội thành có chất lượng nước
thuộc loại B2 theo
QCVN 08:2008/BTNMT.

Nguồn nước cấp tại Hóa An trên sông
Đồng Nai hiện nay, nhìn chung, tương đương với nguồn nước loại A2 theo
QCVN 08:2008/BTNMT,
với một số thông số chất lượng nước phải xử lý trước khi dùng cấp sinh hoạt,
bao gồm dầu, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Trong năm 2015, tại Hóa An nhiều thời
điểm bị ô nhiễm vi sinh nặng, làm giảm chất lượng nước tại đây. Khu vực sau cầu
Đồng Nai, chất lượng của sông Đồng Nai chỉ đạt loại B2, phù hợp cho các nhu cầu
sử dụng tưới tiêu và các mục đích khác. Những yếu tố tác động đến chất lượng
nước sông Đồng Nai bao gồm nước thải sinh hoạt từ đô thị, các khu công nghiệp
cùng với hoạt động giao thông thủy, khai thác cát. Để đảm bảo nguồn cấp nước
quan trọng cho thành phố cần tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước sông
Đồng Nai.

Hiện tượng pH thấp dưới 5,5 trong
năm 2015 chỉ xuất hiện trên kênh Thầy Cai – An Hạ và xảy ra trong thời gian từ
tháng  6 đến hết tháng 8, muộn hơn so với
năm 2014, và có hiện tượng chua phèn vào các tháng cuối mùa mưa. Xâm nhập mặn
trong năm 2015 mạnh nhất vào tháng 1, tại Cát Lái trên sông Đồng Nai độ mặn cao
nhất là 7,38 g/l và tại Phú An trên sông Sài Gòn là 5,98 g/l. Tại Nhà Bè độ mặn
cao nhất là 10,11 g/l và xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn và kéo dài hơn so với năm
2014.

Các dạng ô nhiễm chính hiện nay trên
các sông Sài Gòn và Đồng Nai chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh. Các thành phần
ô nhiễm kim loại nặng, tổng dầu mỡ đều chưa vượt ngưỡng cho phép theo
QCVN 08:2008/BTNMT
loại B2.

Đối với các khu vực nguồn cấp nước
trên sông Đồng Nai và Sài Gòn, cần có các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước
cấp thích hợp, bao gồm tăng cường giám sát xả thải, nâng cao tiêu chuẩn xả thải
vào nguồn cấp nước, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng nguồn nước, quy hoạch phát
triển kinh tế – xã hội phù hợp với khu vực tác động đến nguồn cấp nước.

Để cải thiện tình trạng ô nhiễm
nguồn nước sông Sài Gòn, cần phải xử lý triệt 
để các nguồn thải từ các khu công nghiệp cũng như nguồn nước thải sinh
họat của Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm các nguồn nước thải ra ngoài phải đạt
các tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên môi trường. Có các khung pháp lý, cơ
chế kiểm soát, biện pháp xử phạt và chế tài thật nghiêm khắc với các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

3.     
Quan trắc chất lượng nước kênh rạch:

   
pH: Giá trị pH tại hệ thống kênh
rạch Thành phố đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2

    
BOD5 và COD:

2/5
hệ thống kênh (Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Đôi – kênh Tẻ) có 100%
giá trị BOD5 và COD đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.

Kênh
Tham Lương – Vàm Thuật có 50% giá trị BOD5 vượt quy chuẩn cho
phép từ 1,34 – 1,39 lần và 50% giá trị COD vượt quy chuẩn cho phép từ
từ 1,34 – 1,41 lần; vượt chủ yếu tại vị trí Tham Lương.

Kênh
Tàu Hủ – Bến Nghé, tại vị trí Rạch Ngựa có giá trị BOD5
vượt quy chuẩn 1,14 lần và COD vượt quy chuẩn 1,02 lần lúc nước ròng;
các giá trị BOD5 và COD còn lại đều đạt quy chuẩn.

Kênh
Tân Hóa – Lò Gốm có 100% mẫu phân tích vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2;
BOD5 vượt từ 1,64 – 2,06 lần và COD vượt từ 1,58 – 2,15 lần.

    
Coliform:

Phần lớn tại các tuyến
kênh bị ô nhiễm vi sinh vật, hàm lượng Coliform cao và  100% giá trị mẫu phân tích vượt quy
chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT loại B2, từ 5 – 1.155 lần.

4.     
Quan trắc chất lượng nước biển ven bờ

Nhìn
chung kết quả quan trắc nước biển ven bờ thuộc 2 khu vực nuôi trồng thuỷ sản và
bãi tắm trong năm 2015: hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN
10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm). Riêng
chỉ tiêu COD, có 7/9 vị trí vượt quy chuẩn Việt nam từ 1,002 – 1,51 lần (cửa sông
Đồng Tranh, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hòa, công viên Cần Thạnh, khu du
lịch 30/4 và khu du lịch Phương Nam). Hàm lượng dầu tổng không đạt quy chuẩn
Việt Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực: nuôi trồng thủy sản và bãi
tắm.

So
với năm 2014, các chỉ tiêu có xu hướng giảm: Pb (5/9 vị trí) và Coliform (5/9
vị trí); các chỉ tiêu có xu hướng tăng là pH (9/9 vị trí), COD (5/9 vị trí) và
dầu tổng (5/9 vị trí).

Kết
quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, và Hg) trong nước
biển ven bờ năm 2015 hầu hết đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT;
giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm).

Tất
cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy ven biển Cần Giờ trong năm
2015 đều đạt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa biển:
nồng độ chì (Pb) 112 mg/kg; cadimi (Cd) 4,2 mg/kg; thủy ngân (Hg) 0,7
mg/kg;  asen (As) 41,6mg/kg; đồng (Cu)
108 mg/kg).

Kết
quả phân tích hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ tại 9 vị trí quan trắc thuộc 2 khu
vực, nuôi trồng thủy sản và bãi tắm (cửa sông Đồng Tranh, cửa sông Lòng Tàu,
cửa sông Cái Mép, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hòa, công viên cần Thạnh,
khu du lịch 30/4 và khu du lịch Hòn Ngọc Phương Nam) trong các mẫu nước biển
ven bờ và trầm tích đáy đều không phát hiện.

Kết quả quan
trắc đa dạng sinh học ở cả 3 khu vực cửa sông, bãi triều và khu du lịch
:

       Vào mùa khô: tại khu hệ Động vật đáy có
từ 0 – 13 loài với tổng số lượng con/m2 đạt từ 0 – 1450. Tại khu hệ
Động vật nổi có từ 6 – 26 loài với số cá thể/m3 đạt từ 2050 –
278200. Tại khu hệ Thực vật nổi có từ 12 – 48 loài với tổng số tế bào/lít đạt
từ 421 – 56907.

      Vào mùa mưa: tại khu hệ Động vật đáy có
từ 1 – 11 loài với tổng số lượng con/m2 đạt từ 10 – 8350. Tại khu hệ
Động vật nổi có từ 9 – 31 loài với số cá thể/m3 đạt từ 2517 –
769450. Tại khu hệ Thực vật nổi có từ 17 – 53 loài với tổng số tế bào/lít đạt
từ 136 – 16893.

5.     
Quan trắc chất lượng nước dưới đất

Tầng Pleistocen:

So với QCVN (QCVN 09 : 2008/BTNMT), kết quả phân tích tại các
trạm quan trắc thuộc tầng này đa số đều đạt quy chuẩn cho phép, ngoại trừ chỉ
tiêu
tổng Coliform có hàm lượng vượt chuẩn tại tất cả các
trạm. Trong đó, đáng chú ý ở trạm CVBC, GV, ĐHT và CTĐT có hàm lượng Coliform
và Fecal Coliform vượt chuẩn rất nhiều lần. Các chỉ tiêu kim loại nặng hầu hết
đều đạt quy chuẩn cho phép tại tất cả các trạm.

So với cùng kỳ
năm 2014, các chỉ tiêu TDS, Fe và Nitrat tăng tại đa số các trạm, các chỉ tiêu
pH và chỉ tiêu vi sinh giảm nhẹ tại đa số các trạm.

Tầng Pliocen trên và Pliocen
dưới:

Nhìn chung, so
với QCVN (QCVN 09 : 2008/BTNMT), chất lượng nước tại 2 tầng này vẫn đạt quy
chuẩn đối với chất lượng nước dưới đất, ngoại trừ chỉ tiêu pH và Coliform tổng.
Trong đó chỉ tiêu Coliform tổng vượt quy chuẩn nhiều lần cho phép ở tất cả các
trạm. Các chỉ tiêu kim loại nặng hầu hết đều có hàm lượng đạt tiêu chuẩn cho
phép tại tất cả các trạm.

So với năm 2014,
các chỉ tiêu TDS và Nitrat tăng tại đa số các trạm, các chỉ tiêu còn lại đều có
hàm lượng giảm ở hầu hết các trạm đặc biệt là các chỉ tiêu vi sinh
.