BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NĂM 2011

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}

BÁO CÁO TÓM TẮT

KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG TP.HCM

NĂM 2011

Qua kết
quả quan trắc chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 cho
thấy chất lượng môi trường của thành phố như sau:

Ø
Đối
với chất lượng môi trường không khí
:


Bụi: 94% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn (QCVN
05:2009/BTNMT), nồng
độ trung bình dao động từ 0,44 – 0,69
mg/m3, so với năm 2009 và năm 2010 nồng độ bụi tại các trạm quan
trắc có xu hướng giảm.


Chì: nồng độ dao động trong khoảng 0,36– 0,48 µg/m3,
so với năm 2009 và năm
2010 nồng độ chì tại các trạm quan trắc có xu hướng giảm.


NO2: nồng độ trung bình
dao động từ 0,15 –
0,23 mg/m3, so với năm 2009 và năm 2010 nồng
độ NO2 tại các trạm quan trắc có xu hướng giảm.


CO: Gần 100% giá trị quan trắc đạt quy chuẩn và có xu
hướng giảm so với năm 2009 và năm 2010.


Tiếng ồn: 100% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép (QCVN
26:2010/BTNMT), dao
động từ 77 – 81 dB, mức ồn ít có biến
động so với năm 2009 và năm 2010.

Ø
Đối
với chất lượng môi trường nước
:


Số liệu quan trắc thủy văn cho thấy:

So với
năm 2010, giá trị mực nước đỉnh triều cao nhất (Hmax) năm 2011 nhìn chung lớn
hơn, giá trị mực nước chênh lệch chỉ dao động từ -3cm đến 9cm. Đặc biệt, giá
trị Hmax tại Phú An đạt giá trị 156cm (bằng Hmax lịch sử năm 2009). Thời gian
xuất hiện đỉnh triều cao nhất chủ yếu xuất hiện vào tháng 11.

So với
năm 2010, mực nước chân triều thấp nhất (Hmin) có giá trị chênh lệch từ -23cm
đến 24cm. Mực nước chân triều có giá trị thấp nhất trong năm 2011 tại các trạm
trên sông Sài Gòn và 2 trạm Cát Lái, Nhà Bè xuất hiện vào tháng 7, các trạm còn
lại có Hmin thấp nhất xuất hiện vào tháng 5.

Lưu
tốc cực đại lúc triều rút có giá trị chênh lệch so với năm 2010 dao động từ -0,192
– 0,088 m/s, lưu tốc cực đại lúc triều dâng có giá trị chênh lệch so với năm
2010 dao động từ -0,223 – 0,086 m/s, nhìn chung giá trị chênh lệch không nhiều.

Giá
trị lưu lượng bình quân có sự biến động khá lớn, nhất là các trạm vùng cửa sông
chịu tác động của thủy triều rất mạnh. Nhìn chung, so với năm 2010 thì lưu
lượng bình quân l
ớn nhất trong năm 2011 tại các trạm
trên sông Sài Gòn và 3 trạm cửa biển Đồng Tranh, Ngã 7, Cái Mép có giá trị lớn
hơn; các trạm còn lại có giá trị nhỏ h
ơn năm 2010.


Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước
mặt sử dụng cho mục đích cấp nước

Các chỉ tiêu pH, DO,
BOD5, COD và độ mặn ở hầu hết các trạm quan trắc đều đạt quy chuẩn
cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Các
chỉ tiêu nồng độ dầu và Coliform không đạt quy chuẩn cho phép nêu trên.

So với cùng kỳ năm 2010, chỉ có độ pH và COD có xu
hướng giảm tại các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu như DO, BOD5, dầu,
độ mặn và Coliform có xu hướng tăng tại 50 – 83% các trạm quan trắc.


Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước
mặt dùng cho các mục đích khác

Nhìn chung, độ pH,
BOD5, COD, nồng độ dầu năm 2011 tại hầu hết các trạm quan trắc đều
đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN
08:2008/BTNMT). Nồng độ DO và Coliform tại 43% các trạm quan
trắc vượt quy chuẩn cho phép.

So với cùng kỳ năm trước
các chỉ tiêu DO, nồng độ dầu có xu hướng tăng tại 57 – 64% các trạm quan trắc.
Các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và Coliform có xu hướng giảm tại 71 – 92%
các trạm.

Kết quả phân tích kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, Cu) và thuốc trừ
sâu tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước và cho mục
đích khác đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 và B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).


Chất lượng nước biển ven bờ

Hầu hết các chỉ tiêu quan
trắc đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT). Riêng chỉ tiêu COD, có
6/9 vượt quy chuẩn Việt nam từ 1,02 – 1,5 lần, chì (Pb) có 3/9 vị trí vượt từ
1,4 – 1,8 lần, Coliform có 5/9 vị trí vượt từ 1,01 – 2,6 lần. Hàm lượng dầu
tổng đều không đạt quy chuẩn Việt Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc
cả 2 khu vực: nuôi trồng thủy sản và bãi tắm. So với năm 2010 kết quả quan trắc
chất lượng nước biển ven bờ trong năm 2011 các chỉ tiêu có xu hướng giảm: COD
(7/9 trạm), Chì (5/9 trạm), Dầu tổng (7/9 trạm). Riêng chỉ tiêu Coliform có xu hướng
tăng ở cả 9 trạm thuộc 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

Kết quả phân tích các chỉ
tiêu kim loại nặng (Cd, As, và Hg) trong nước biển ven bờ năm 2011 hầu hết đều
đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy
sản và khu vực bãi tắm), ngoại trừ chỉ tiêu Cu vượt quy chuẩn từ 1,2 – 1,6 lần
ở 6 vị trí quan trắc khu vực nuôi trồng thủy sản và chỉ tiêu Pb có 3/9 vị trí
vượt quy chuẩn từ 1,4 – 1,8 lần.

Tất cả các chỉ tiêu kim loại
nặng trong trầm tích đáy đều đạt tiêu chuẩn cho phép của Mỹ (Tiêu chuẩn cho
phép của Mỹ WAC 173-204-320 đối với bùn đáy cửa biển.

Không
phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2
khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ
và trầm tích đáy.


Chất lượng nước kênh rạch khu vực nội thành

Kết quả quan trắc chất lượng
nước kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM năm 2011 cho thấy ngoại trừ kênh
Đôi – Tẻ nồng độ BOD và COD dưới hoặc xấp xỉ Quy chuẩn cho phép thì tại các
kênh còn lại mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vẫn còn ở mức cao, nhất là vào
lúc nước ròng.

So với năm 2010, nhìn chung
mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh tại các đoạn kênh khác đang có xu hướng được
cải thiện ngoại trừ kênh Đôi – Tẻ, nồng độ BOD sau nhiều năm liên tục ở dưới
hoặc xấp xỉ Quy chuẩn cho phép thì trong năm 2011 lại có xu hướng tăng cùng với
hàm lượng Coliform. Bên cạnh đó kênh Tàu Hũ – Bến Nghé vào thời điểm nước ròng
tình trạng ô nhiễm hữu cơ cũng có xu hướng tăng: BOD tăng 1,4 lần, COD tăng 1,3
lần.


Chất lượng nước dưới đất

·
Tầng Pleistocen

So với QCVN (QCVN 09 : 2008/BTNMT), pH và tổng Coliform không đạt quy chuẩn
tại đa số các khu vực quan trắc mà chủ yếu là ở các quận ngoại thành như: Q.12,
9, 2, Thủ đức, Hóc Môn, Củ Chi. Đối với các chỉ tiêu TDS, độ cứng tổng, Fe
tổng, hàm lượng các kim loại nặng và Fecal Coliform có giá trị trung bình đạt
quy chuẩn tại đa số các trạm.
Nồng độ nitrat năm 2011 đa số vẫn đạt quy chuẩn tại các trạm
quan trắc.

So với năm 2010, pH, vi sinh
tại hầu hết các trạm đều giảm. Ngược lại,
nồng độ
TDS, độ cứng tổng trung bình 2011 tăng tại đa số trạm mà điển hình nhất là khu
vực Linh Xuân. Ngoài ra, ô nhiễm do chất thải hữu cơ tăng mạnh ở các khu vực
đông dân cư sinh sống và khu vực gần kênh tiêu thoát nước ở các quận như Q.12,
GV, PN, 11, Củ chi và Q.2. Mức độ nhiễm kim loại nặng cũng tăng tại một số khu
vực ngoại thành như: Sân Golf, Thủ đức, Q.2, Củ Chi.

·
Tầng Pliocen trên có những điểm đáng lưu ý như sau:

So với QCVN, chất lượng nước tại các khu vực quan trắc vẫn còn tốt ngoại
trừ độ pH hơi thấp và bị ô nhiễm vi sinh tại đa số các trạm.

So với năm 2010, nồng độ TDS, Nitrat, Fe tổng và vi sinh tại các khu vực
quan trắc đã giảm, tuy nhiên, hàm lượng các kim loại nặng tại một số khu vực
như Củ Chi, Q.12 và Q.2 đang có dấu hiệu gia tăng về nồng độ so với năm trước.

·
Tầng Pliocen dưới có những điểm đáng lưu ý như sau:

Nhìn chung, chất lượng nước tại tầng quan trắc này vẫn tốt so với quy chuẩn
Việt Nam. Ngoại trừ hai trạm nằm gần biên mặn là BH và TaT.