BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT ĐỢT 1 NĂM 2010
I.
Địa điểm và tần suất giám
sát
A.
Địa điểm giám sát:
1.
Kênh Thầy Cai – An Hạ
§
Khu vực KCN Tân Phú Trung. Địa điểm: Huyện Hóc Môn.
§
Khu vực Lê Minh Xuân – Phạm Văn Hai. Địa điểm: Huyện B́nh
Chánh.
§
Khu vực kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc (giáp ranh Long An).
Địa điểm: Huyện Củ Chi, Hóc Môn, B́nh Chánh.
2.
Kênh Ba Ḅ. Địa điểm: Quận Thủ Đức.
3.
Rạch Bến Cát. Địa điểm: Quận 12.
4.
Rạch Nước Lên – sông Chợ Đệm. Địa điểm: Quận B́nh Tân.
5.
Suối Cái – Xuân Trường. Địa điểm: Quận 9, Thủ Đức.
6.
Sông Thị Vải – Cái Mép. Địa điểm: Huyện Cần Giờ.
B.
Tần suất giám sát:
§
2 ngày/đợt: ngày nước lớn và ngày nước ṛng.
§
2 lần/ngày: thời điểm nước lớn và thời điểm nước ṛng (1 số
điểm lấy mẫu 1 lần/ngày do không chịu ảnh hưởng của triều).
II.
Kết quả giám sát đợt 1 năm
2010:
1.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước mặt kênh Thầy Cai – An Hạ khu công nghiệp Tân Phú Trung:
Các thông số chất lượng
nước được ghi nhận như sau: pH = 6,09 - 6,99
đạt quy chuẩn; TSS = 13 - 44 (mg/l) đạt quy chuẩn; DO = 2,79 - 5,76
(mg/l) thấp hơn quy chuẩn 1,5 lần; BOD5 =13,50 - 30,75 mg/l vượt quy
chuẩn 1- 2 lần (mg/l); COD = 29,30 - 66,77 (mg/l) vượt quy chuẩn từ 1-2lần;
tổng N = 16,68 - 18,33 (mg/l): phú dưỡng hoá; tổng P = 0,044 - 0,049 (mg/l):
đạt tiêu chuẩn; Coliform = 2.3E+04 - 1.9E+05 MNP/100ml vượt quy chuẩn
từ 3-25 lần.
So với cùng cùng kỳ năm
trước chất lượng nước nh́n chung được cải thiện.
2.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước mặt kênh Thầy Cai – An Hạ khu vực Lê Minh Xuân – Phạm Văn Hai:
Trong đợt khảo sát, hầu
hết các vị trí giám sát đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT tại các chỉ tiêu đo đạc
ngoại trừ các chỉ tiêu Tổng N, Tổng P, Coliform. Riêng kênh 6, kênh 8 (khu vực
tiếp nhận nước thải từ KCN và TTCN Lê Minh Xuân) mức độ ô nhiễm vẫn cao, vượt
tiêu chuẩn ở hầu hết các chỉ tiêu.
So với cùng kỳ khảo sát, mức
độ ô nhiễm tại các điểm khảo sát đều giảm (pH tăng, DO tăng, TSS giảm, COD
giảm, BOD giảm) cho thấy chất lượng nước tại các kênh An Hạ, kênh A, kênh B,
kênh C, kênh 6, kênh 8 có xu hướng được cải thiện.
3.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc (giáp ranh Long An):
Trong đợt khảo sát mùa
nắng năm 2010 cho thấy, chất lượng nước khu vực kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc
(giáp ranh tỉnh Long An) đạt tiêu chuẩn cho phép ở hầu hết các chỉ tiêu: pH,
BOD5, COD, Dầu, các chỉ tiêu kim loại nặng ngoại trừ Fe. Các chỉ
tiêu c̣n lại như TSS, DO, Fe, tổng Phospho, Coliform vượt quy chuẩn tại một số
điểm, chủ yếu là 7 điểm ở khu vực sông Cần Giuộc.
Chất lượng nước tại các
khu vực giám sát có xu hướng cải thiện tốt hơn qua từng tháng quan trắc từ
tháng 1 đến tháng 5/2010.
4.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước mặt kênh tiêu Ba Ḅ – Thủ Đức:
Kết quả giám sát đợt 1 năm
2010 cho thấy chất lượng nước bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh cao hầu hết các điểm
khảo sát đều vượt tiêu chuẩn ở các chỉ tiêu: COD, BOD, DO, Tổng N, Tổng P,
Coliform.
So với đợt 1 năm 2009, mức
độ ô nhiễm ô nhiễm SS, BOD5, COD, Fe giảm và DO tăng. Tuy nhiên, giá
trị coliform, tổng N tăng.
Về chất lượng nước ngầm
khu vực xung quanh kênh tiêu Ba Ḅ, so với năm 2009 mức độ ô nhiễm Sắt và vi
sinh của nguồn nước ngầm giảm. Tuy nhiên, giá trị pH các giếng lại giảm cho
thấy xu hướng bị axit hóa của nguồn nước ngầm khu vực này.
5.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước rạch Bến Cát – Quận 12:
Qua kết quả giám sát chất
lượng nước rạch Bến Cát đợt 1 năm 2010 cho thấy các giá trị TSS, COD, BOD5,
DO và coliform đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT. So với cùng kỳ năm 2009, hầu
hết các chỉ tiêu giám sát trong đợt 1/2010 đều giảm, riêng ô nhiễm kim loại nặng Cd tăng ở tất cả
các điểm khảo sát từ 1 – 4,1 lần. Chất lượng nước rạch Bến Cát ở hạ nguồn bị ô
nhiễm nặng hơn thượng nguồn.
Phía thượng nguồn bị ô
nhiễm do nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, KCN Tân Thới Hiệp và
nước thải sinh hoạt dân cư phường Thới An.
Phía hạ nguồn bị ô nhiễm
do nước từ kênh Tham Lương theo triều nước lớn dẫn vào.
6.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước sông Chợ Đệm – rạch Nước Lên:
Qua kết quả khảo sát
đợt mùa nắng năm 2010 cho thấy, chất lượng nước mặt tại khu vực rạch
Nước Lên – sông Chợ Đệm bị ô nhiễm nặng bởi chất hữu cơ, chất dinh
dưỡng và vi sinh (các chỉ tiêu COD, BOD, tổng Nitơ, tổng Photpho, NH4+
, Coliforms vượt nhiều lần so với quy chuẩn). Mức độ ô nhiễm tăng dần
từ hạ nguồn tới thượng nguồn (Đ1 đến Đ12), đặc biệt các điểm chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động công nghiệp là điểm Đ7 đến Đ12
có mức độ ô nhiễm cao hơn so với các điểm khác.
So sánh với đợt cùng
kỳ năm 2009, nhìn chung mức độ ô nhiễm nước mặt tại khu vực giảm,
chất lượng nước được cải thiện hơn
7.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước mặt khu vực Suối Cái – Xuân Trường:
Qua các kết quả giám sát
chất lượng nước mặt Suối Cái – Xuân Trường mùa nắng năm 2010 cho thấy các giá
trị DO, TSS, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Tổng Nitơ, Fe và
Coliform đều không đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN
08:2008/BTNMT) – loại B2 ở các điểm thượng nguồn. Đối với chỉ tiêu Coliform,
các điểm thượng nguồn ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép. Ô
nhiễm ở chỉ tiêu kim loại Pb và Cd mùa nắng năm nay không phát hiện. Chất lượng
nước Suối Cái – Xuân Trường ở thượng nguồn bị ô nhiễm nặng hơn hạ nguồn.
So với đợt 1/2009, các
điểm giám sát về phía thượng nguồn trong đợt 1/2010 đều tăng ở hầu hết các chỉ
tiêu giám sát, riêng phía hạ nguồn ra đến sông Tắc đều giảm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm:
·
Phía thượng nguồn từ đoạn
suối Nhum giáp ranh với B́nh Dương đến gần khu vực cầu suối Cái bị ô nhiễm do
nước thải từ các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh B́nh Dương, các doanh nghiệp phường
Linh Xuân, Linh Trung, Khu chế xuất Linh Trung I và nước thải sinh hoạt người dân của khu vực.
·
Phía hạ nguồn từ Suối Cái đến
sông G̣ Công nồng độ ô nhiễm hữu cơ và vô cơ giảm dần do tác động của thủy triều
pha loăng các chất ô nhiễm của nước thải sản xuất ở phía thượng nguồn.
8.
Chương tŕnh giám sát chất
lượng nước mặt sông Thị Vải – Cái Mép:
Chất lượng nước sông Thị
Vải bị ô nhiễm tại các chỉ tiêu DO, TSS, N-NH4+ và Dầu.
Nh́n chung, chất lượng nước sông Thị Vải đợt mùa nắng năm 2010 được cải thiện
nhiều ở hầu hết các chỉ tiêu giám sát, ngoại trừ TSS và N-NH4+
tăng hơn so với cùng kỳ 2009.
Nguyên nhân gây ô nhiễm:
·
Lưu vực sông Thị Vải phải
tiếp nhận nguồn nước thải sản xuất từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ,
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
·
Sông Thị Vải chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều từ biển, khi triều xuống nước thải bẩn được chuyển xuống
hạ lưu và pha loăng một phần, khi triều lên lượng nước thải chưa pha loăng hết
lại bị đẩy ngược trở lại gây ra tồn đọng nước thải ở khu vực thượng nguồn. Do
sông Thị Vải không có lưu lượng nước sạch
bổ sung từ thượng nguồn nên khả năng tự làm sạch ngày càng kém.
|